iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Nhi

icon

Bướu máu ở trẻ em là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị bướu máu

Bướu máu ở trẻ em là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị bướu máu

Bướu máu ở trẻ em là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị bướu máu
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Bướu máu ở trẻ em khá phổ biến nhưng ít ai hiểu về nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vậy làm sao để phát hiện bệnh và điều trị như thế nào? Cùng PhenikaaMec tìm hiểu về bướu máu ở trẻ nhỏ qua những thông tin được chia sẻ dưới bài viết này.

Bướu máu ở trẻ em là gì? 

Bướu máu ở trẻ em còn được gọi với thuật ngữ chuyên ngành “U máu” với tên tiếng anh là Hemangioma. Tình trạng này là sự tăng trưởng quá mức của các tế bào nội mạc mạch máu phụ trên bề mặt da hay trên bề mặt các cơ quan nội tạng nhưng lành tính. Các khối u máu này có thể xuất hiện bất cứ ở vùng nào trên cơ thể trẻ như cổ, mặt, đầu, tay, chân, bụng, nội tạng,... nhưng chiếm tới 60% là ở vùng đầu, cổ và mặt. Bướu máu không phải ung thư và thường lành tính, không có tính chất lây lan.

U máu ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể

U máu ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể 

Tỷ lệ xuất hiện u máu khi mới sinh chiếm tới 40% và ở trẻ sinh non có cân nặng dưới 1800gr chiếm 30%. Bướu máu ở trẻ nhỏ sẽ phát triển qua 4 giai đoạn cơ bản là: Tăng sinh, tăng trưởng chậm lại, ngừng phát triển và giai đoạn cuối cùng sẽ tự co lại rồi biến mất.                

Dấu hiệu thường gặp của bướu máu ở trẻ em

U máu ở trẻ em thường xuất hiện trên da với các dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng. Ban đầu u máu xuất hiện dưới dạng một vết bầm đỏ và có bề mặt phẳng. Sau đó phát triển dần thành một vết sưng màu đỏ tươi và gồ lên khỏi bề mặt da. Hầu như phần lớn các trường hợp bị u máu ở trẻ thường không xuất hiện triệu chứng.

Tùy vào từng vị trí và kích thước phát triển mà chúng có thể bị hở và gây ra chảy máu, loét và những triệu chứng liên quan đến cơ quan khác bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, nếu bướu máu nằm trong đường tiêu hóa hoặc trong gan có thể gây nên các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đầy bụng, không có cảm giác ngon miệng.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng bướu máu ở trẻ em

Tình trạng u máu ở trẻ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Tuy nhiên theo nghiên cứu, u máu được hình thành khi nhiều mạch máu liên kết với nhau tạo nên những đám lớn. Các nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được lý do tạo thành những đám lớn như vậy.

Dưới đây là một số yếu tố được cho là điều kiện thuận lợi làm gia tăng nguy cơ trẻ bị bướu máu, có thể được liệt kê như:

  • Những tổn thương về bánh nhau trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ mang thai từ độ tuổi 40 trở đi hoặc trong trường hợp mang đa thai.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ có xuất hiện tình trạng tăng huyết áp.
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân, da xanh xao thì khả năng xuất hiện bướu máu cao hơn.    

Trẻ sinh non, nhẹ cân cũng là một trong những yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ bướu máu

Trẻ sinh non, nhẹ cân cũng là một trong những yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ bướu máu

Đối tượng nguy cơ   

Những trẻ có nguy cơ cao xuất hiện bướu máu như:

  • Trẻ sinh thiếu tháng và khi sinh ra có cân nặng chưa tới 1.800gr.
  • Trẻ sinh đôi hay sinh ba trở lên.
  • Trẻ có nguy cơ bị bướu máu cao nếu trong thai kỳ mẹ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus.
  • Trẻ bị ảnh hưởng bởi những hóa chất độc hại, từ đó gây ra rối loạn hormone hoặc hệ miễn dịch.
  • Những đối tượng là trẻ nhỏ xuất hiện các vấn đề bất thường về mạch máu hay đã từng bị chấn thương.                              

Biến chứng thường gặp của bướu máu ở trẻ

Biến chứng của bướu máu ở trẻ em thường rất ít khi xảy ra và cũng ít nguy hiểm. Trong đó viêm loét là biến chứng phổ biến nhất và thường gây đau đớn. Nặng hơn là dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử nên cần được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó tùy vào vị trí xuất hiện mà bướu máu cũng có thể gây ra một vài biến chứng khác, cụ thể:

  • Với vị trí bướu ở gần mắt, mí mắt hay trán sẽ gây cản trở tầm nhìn và có thể dẫn đến tình trạng tăng nhãn áp, thị lực yếu, mù lòa.
  • Khi bướu máu xuất hiện ở khu vực phía trong tai của trẻ nhỏ sẽ dẫn đến giảm thính lực.
  • Bướu máu ở vùng miệng sẽ gây khó khăn cho quá trình ăn uống ở trẻ.
  • Gây khó thở, ho, khàn tiếng ở trẻ nếu vị trí u máu ở hầu họng, thanh quản, đường hô hấp.
  • Bướu xuất hiện ở tim, gan và các nội tạng khác làm suy giảm chức năng gan, cản trở tuần hoàn máu, suy tim,...
  • Nếu vị trí bướu máu ở cột sống sẽ làm cho xương yếu đi.
  • Bướu xuất hiện ở mạch máu gây nên các hội chứng bớt rượu vang (PortWine stains), u mạch máu da mặt và não (Sturge Weber) và hội chứng u mạch máu lớn (PHACE)

Quá trình ăn uống của trẻ nhỏ sẽ khó khăn khi xuất hiện u máu ở trong vùng miệng

Quá trình ăn uống của trẻ nhỏ sẽ khó khăn khi xuất hiện u máu ở trong vùng miệng

Các phương pháp chẩn đoán 

Bướu máu ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với những dị dạng khác của mạch máu. Do đó, để chẩn đoán chính xác đó có phải là bướu máu không, bác sĩ sẽ có thể kết hợp cả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng thông qua các xét nghiệm nếu cần thiết. 

Thăm khám lâm sàng

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bướu máu và được đưa tới cơ sở y tế hay các bệnh viện uy tín, các bác sĩ nơi đó sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra lâm sàng. Mục đích của thăm khám lâm sàng này giúp bác sĩ nắm bắt được những thông tin cơ bản của bệnh u máu như thời gian xuất hiện bướu máu đi kèm các triệu chứng đặc trưng. Nếu là bướu máu trên da, bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp để nắm bắt chi tiết tình trạng của bệnh.

Thăm khám cận lâm sàng

Đối với tình trạng u máu nằm tại những vị trí đặc biệt hoặc nếu nghi ngờ u máu có thể nằm ở bên trong da hay bên trong các cơ quan nội tạng, trẻ sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm như:

  • Trẻ nhỏ sẽ được thực hiện chụp cắt lớp vi tính kèm với chụp X-quang, thông qua những hình ảnh được tạo ra từ 2 kỹ thuật này, các bác sĩ có thể phát hiện được bướu máu dạng hang nếu bị vôi hóa.
  • Chụp MRI nhằm giúp phát hiện các cấu trúc mềm kể cả bướu máu nếu có.
  • Chẩn đoán phân biệt là xét nghiệm để bác sĩ dựa vào đó xác định có phải là bướu máu hay là những dị dạng khác của mạch máu hoặc khối u mô mềm khác      

Những phương pháp điều trị u máu ở trẻ em   

Khi phát hiện xuất hiện các bướu máu ở trẻ em, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý chữa trị cho bé theo các phương pháp dân gian. Vì khả năng cao sẽ khiến những bướu máu này bị nhiễm trùng gây biến chứng nguy hiểm.

Các bậc phụ huynh nên đưa con em mình tới bệnh viện, cơ sở uy tín tin cậy để được đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra cũng như đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả. Tùy vào trường hợp bướu máu mà các bác sĩ sẽ áp dụng những cách điều trị sau:

Dùng thuốc bôi điều trị bướu máu

Sau khi thăm khám, kiểm tra, tùy vào tình trạng của bướu máu mà các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc bôi. Đó có thể là thuốc kháng sinh tại chỗ dùng cho những trường hợp u máu bị viêm loét, nhiễm trùng. Thuốc chẹn beta thoa tại chỗ dành cho u máu ngoài da hay có kích thước nhỏ hoặc dùng thuốc corticoid thoa tại chỗ.

Nên đưa trẻ đi bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị u máu phù hợp

Nên đưa trẻ đi bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị u máu phù hợp

Sử dụng thuốc uống

Trẻ sau khi được kiểm tra, thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kỹ lưỡng về khả năng cơ thể trẻ có đáp ứng với loại thuốc được chỉ định sử dụng không. Một số loại thuốc uống điều trị u máu có thể được chỉ định như:

  • Nếu u máu xuất hiện biến chứng, các bác sĩ sẽ kê đơn Propranolol.
  • Nếu trẻ không thể dùng Propranolol và cơ thể không phù hợp với những cách điều trị khác, thuốc Prednisone có thể được chỉ định sử dụng.Việc sử dụng thuốc đường uống có thể gây nên một số tác dụng phụ, vì vậy cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ trong suốt quá trình điều trị cũng như tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu có những dấu hiệu bất thường thì hãy thông báo cho bác sĩ.

Điều trị u máu bằng phẫu thuật

Nếu u máu gây mất thẩm mỹ hoặc không thể áp dụng các phương pháp điều trị khác, các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật sẽ loại bỏ những khối u máu cũng như những vết tích mà u máu để lai một cách nhanh chóng.

Phẫu thuật để loại bỏ u máu ở những vị trí đặc biệt

Phẫu thuật để loại bỏ u máu ở những vị trí đặc biệt

Điều trị bướu máu ở trẻ em bằng laser

Laser là kỹ thuật điều trị thường được chỉ định với mục đích đảm bảo tính thẩm mỹ cho các bé. Với kỹ thuật laser này giúp loại bỏ đi những mạch máu còn sót lại sau khi các u máu trở nên mờ dần và biến mất.

Bên cạnh đó, phương pháp điều trị bằng laser còn được chỉ định để điều trị các u máu nông, phẳng cũng như hỗ trợ điều trị các u máu bị viêm loét, giảm đau đớn cho trẻ.

Biện pháp phòng ngừa

Bướu máu ở trẻ vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ, nhất là trường hợp con trẻ gặp phải các chấn thương hay tổn thương do côn trùng cắn,...

Đối với các trường hợp trẻ bị bướu máu hay có các tổn thương liên quan đến mạch máu, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, theo dõi. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ phát triển của bướu máu.

Cha mẹ nên chủ động phòng ngừa sớm về bướu máu cho trẻ nhằm hạn chế những biến chứng không mong muốn

Cha mẹ nên chủ động phòng ngừa sớm về bướu máu cho trẻ nhằm hạn chế những biến chứng không mong muốn

Các câu hỏi thường gặp về bướu máu ở trẻ em  

Bướu máu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Mặc dù bướu máu được cho là bệnh lý lành tính nhưng có thể gây ảnh hưởng đến những chức năng của cơ thể trẻ. Tình trạng trẻ bị khó thở, thị lực giảm đi, da bị viêm và lở loét gây nhiễm trùng, hoặc u máu bị hoại tử, làm biến dạng tại cơ quan có u máu xuất hiện. Khi bướu máu xuất hiện tại những khu vực như trên trên bề mặt da có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ hoặc gây mất thẩm mỹ.

Khi nào cần điều trị bướu máu?

Bướu máu có thể biến mất ở độ tuổi 3 - 5 tuổi mà không cần điều trị. Việc điều trị bướu máu sẽ được chỉ định khi:

  • Những u máu này ảnh hưởng đến các cơ quan, chức năng hoạt động của trẻ.
  • U bị loét ra gây nhiễm trùng hoặc chảy máu.
  • Những bướu máu có kích thước lớn, làm biến dạng khuôn mặt hay những bộ phận khác trên cơ thể của trẻ.

Bướu máu ở trẻ em có chữa khỏi được không?

Với những kỹ thuật tiên tiến hiện đại, các bác sĩ chuyên khoa có thể áp dụng phương pháp điều trị phù hợp để loại bỏ bướu máu cho trẻ. Trong đó, phẫu thuật cắt bỏ và laser là những phương pháp đem lại hiệu quả cao. Với những bướu máu có tính chất nguy hiểm, cha mẹ cần cho trẻ tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để có những giải pháp điều trị phù hợp nhất                                

Kết luận

Bướu máu ở trẻ em là một bệnh lý lành tính, ít có biến chứng và thoái triển dần theo thời gian. Tuy nhiên trong một vài trường hợp những bướu máu này có sự tăng sinh quá mức và không ngừng phát triển. Từ đó, chúng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể trẻ hay thậm chí trở thành bướu ác tính gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì thế, nếu bướu máu được phát hiện sớm hãy cho trẻ tới các cơ sở Y tế uy tín hoặc tới PhenikaaMec để điều trị ngay tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của trẻ về sau này.

calendarNgày cập nhật: 13/02/2025

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

  • Hemangiomas. (n.d.). https://www.nationwidechildrens.org/conditions/hemangioma.
  • Antaya, R. J., MD. (n.d.). Infantile Hemangioma: practice essentials, background, pathophysiology. https://emedicine.medscape.com/article/1083849-overview?form=fpf&scode=msp&st=fpf&socialSite=google&icd=login_success_gg_match_fpf.
  • Infantile hemangioma. (2022, July 15). Johns Hopkins Medicine. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/infantile-hemangioma
right

Chủ đề :