iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Tai Mũi Họng

icon

Loạn cảm họng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh

Loạn cảm họng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh

Loạn cảm họng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Loạn cảm họng là tình trạng người bệnh cảm thấy có dị vật mắc trong cổ họng dù không thực sự có. Đây là triệu chứng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, việc nhận biết và điều trị sớm loạn cảm họng rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu để nắm rõ hơn về bệnh trong bài viết dưới đây!

Loạn cảm họng là gì?

Loạn cảm họng hay dị cảm họng là bệnh lý khiến người mắc có cảm giác như đang có dị vật nằm ở họng. Nhiều người có thể lầm tưởng giống như đang có một khối u nhú chèn ép vùng họng. Cảm giác vướng mắc này chỉ xảy ra khi nuốt nước bọt mà không gặp phải khi ăn uống.

Hội chứng này do nhiều nguyên nhân gây ra và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm họng, viêm amidan.. Chính vì sự nhầm lẫn đó mà việc điều trị trở nên khó khăn, kém hiệu quả gây ảnh hưởng tới tinh thần, cuộc sống người bệnh.

Dị cảm họng là hội chứng chứng bệnh lý về họng

Dị cảm họng là hội chứng chứng bệnh lý về họng

Các triệu chứng hay gặp của loạn cảm họng

Khi mắc phải loạn cảm họng, người bệnh sẽ có một số biểu hiện dưới đây:

  • Khi nuốt nước bọt sẽ cảm thấy vướng, đau rát, ngứa họng và rất khó chịu. Tuy nhiên, khi uống nước hay ăn uống lại không có cảm giác này.
  • Người bệnh có thể xuất hiện kèm theo ợ hơi, ợ chua, ăn uống không ngon miệng, đầy bụng, đau mỏi vai gáy,... Thậm chí do quá lo lắng, khó chịu mà dẫn tới tính tình thay đổi, cáu gắt, dễ nóng nảy.
  • Vì có cảm giác vướng mắc ở họng nên người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, thở nông. Tuy nhiên khi cố gắng để khạc ra ngoài lại không khạc được gì.

Người bị dị cảm họng có cảm giác khó chịu, vướng víu ở cổ

Người bị dị cảm họng có cảm giác khó chịu, vướng víu ở cổ

Do các triệu chứng không đặc hiệu, bệnh này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu bạn thấy các dấu hiệu trên, rất có thể bạn đã mắc hội chứng loạn cảm họng. Hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và sớm nhất.

Nguyên nhân gây loạn cảm họng

Hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây ra loạn cảm họng nhưng một số chuyên gia cho rằng bệnh có thể liên quan đến cơ chế nuốt thức ăn. Cụ thể:

Cơ chế nuốt thức ăn

Các cơ căng và giãn sẽ hoạt động nhịp nhàng để giúp việc nhai nuốt thức ăn diễn ra bình thường. Tuy nhiên khi mắc phải chứng loạn cảm họng, các cơ này sẽ gặp trục trặc, không giãn ra hoàn toàn khiến cổ họng có cảm giác mắc dị vật hay nghi ngờ có khối u chèn ép. Tuy nhiên, khi nhai nuốt thức ăn, sẽ kích thích các cơ co giãn bình thường nên bạn hoàn toàn không thấy cảm giác vướng mắc đó xuất hiện.

Trào ngược dạ dày thực quản

Loạn cảm họng cũng được cho là do trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản gây ảnh hưởng tới các cơ co giãn ở cổ. Đây được xem như một nguyên nhân phổ biến thường gây hội chứng loạn cảm họng.

Trào ngược dạ dày có thể khiến các cơ ở vùng cổ bị giãn ra gây dị cảm họng

Trào ngược dạ dày có thể khiến các cơ ở vùng cổ bị giãn ra gây dị cảm họng

Rối loạn nội tiết ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh

Sự thay đổi hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh gây thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, kèm theo các triệu chứng như nóng bừng, thấy vướng ở họng và thấy cơ thể ớn lạnh.

Nguyên nhân tâm lý (stress)

Những chấn thương tâm lý như mất người thân, thất tình hoặc phá sản có thể ảnh hưởng đến cơ hầu họng, gây cảm giác cứng họng và khó nuốt. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở cổ họng, vướng khi nuốt và ảnh hưởng tới cảm giác khi ăn uống gây ra tình trạng chán ăn.

Một số nguyên nhân ít gặp khác

  • Viêm xoang mạn tính: Nếu bạn mắc viêm xoang mãn tính dịch xoang có thể chảy xuống và gây ra cảm giác vướng ở họng.
  • Bất thường trong cấu trúc giải phẫu: Một số các bất thường về thanh quản, mỏm trâm dài hay đĩa đệm đốt sống cổ bị thoát vị cũng có thể gây ra tình trạng loạn cảm họng.
  • Tâm lý bất ổn, tuyến giáp bị thiểu năng hoặc bị trầm cảm cũng sẽ dẫn tới hội chứng này.
  • Viêm nha chu hay gặp phải các vấn đề về răng ở hàm dưới..
  • Người sau xạ trị ở cổ, khớp ở thái dương hàm bị rối loạn.

Đối tượng nguy cơ

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc loạn cảm họng bao gồm:

  • Nam giới hút thuốc lá, uống bia rượu thường xuyên và trong thời gian dài.
  • Phụ nữ từ 40 đến 50 tuổi (giai đoạn tiền mãn kinh) có dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật.
  • Người từng thực hiện các thủ thuật nội soi qua đường họng, khiến vùng họng trở nên nhạy cảm.
  • Người vừa trải qua viêm họng cấp nhưng chưa hồi phục hoàn toàn.

Người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều có nguy cơ bị dị cảm họng cao

Người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều có nguy cơ bị dị cảm họng cao

Biến chứng thường gặp

Biến chứng của loạn cảm họng thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc, bao gồm:

  • Lo âu và căng thẳng tâm lý: Cảm giác có dị vật trong cổ kéo dài khiến người bệnh lo âu, căng thẳng, thậm chí lo sợ mắc các bệnh nghiêm trọng như ung thư.
  • Ngủ không ngon: Bạn sẽ thấy rất khó chịu khi mắc phải bệnh này dẫn đến tình trạng ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc.
  • Ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống thường ngày do cảm giác khó chịu, lo lắng.
  • Tình trạng loạn cảm họng không được phát hiện và điều trị triệt để có thể gây ra trầm cảm do lo lắng, bất an. Nhẹ hơn có thể thay đổi tính nết, luôn cau có, khó chịu, nóng nảy, cáu gắt.

Các phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, cần hỏi kỹ bệnh sử, tiền sử và thực hiện thăm khám lâm sàng nhằm loại trừ các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng hoặc dạ dày.

Khám chuyên khoa tai mũi họng

  • Khám vùng miệng và họng: Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nội soi hoặc các công cụ thông thường để đánh giá và xác định tình trạng.
  • Khám mũi xoang: Dùng banh hoặc nội soi mũi để kiểm tra dịch nhầy, mủ, polyp ở khe mũi và lỗ xoang, đặc biệt ở những bệnh nhân có triệu chứng vướng họng kèm nhức đầu, nghẹt mũi hoặc ho do bệnh lý mũi xoang.

photo

Chẩn đoán dị cảm họng vùng miệng giúp xác định tình trạng bệnh

Nội soi dạ dày thực quản

Quan sát niêm mạc dạ dày thực quản để phát hiện tình trạng sung huyết, viêm trợt hoặc loét, thường do các bệnh lý liên quan đến dạ dày thực quản.

Phương pháp điều trị sâu răng

Để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả cần phải dựa trên việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp:

Điều trị theo nguyên nhân

Xác định nguyên nhân chính thông qua thăm khám toàn diện và tiền sử bệnh. Sau đó, phương pháp điều trị sẽ được điều chỉnh theo từng loại nguyên nhân cụ thể:

  • Với các nguyên nhân như viêm amidan mãn tính hoặc mỏm trâm dài, phẫu thuật là giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng loạn cảm họng.
  • Nếu bệnh do tâm lý gây ra, bệnh nhân sẽ được chỉ định liệu pháp điều trị về tinh thần. Trường hợp nặng hơn như trầm cảm sẽ được chỉ định thuốc chống trầm cảm.
  • Với bệnh nhân bị viêm xoang mạn tính, phương pháp JCIC được áp dụng để loại bỏ dịch nhầy trong mũi xoang và hỗ trợ hồi phục niêm mạc.
  • Nếu bệnh lý về tuyến giáp là nguyên nhân gây loạn cảm họng, người bệnh sẽ được kết hợp trị liệu tuyến giáp cùng vận động đốt sống cổ nhằm giảm tình trạng căng cơ ở vùng cổ.

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị cụ thể

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị cụ thể

Điều trị triệu chứng

Nếu chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị nội khoa nhằm giảm triệu chứng, bao gồm thuốc giảm đau, kháng viêm, giảm phù nề, thuốc an thần hoặc bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Vật lý trị liệu

Hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho vùng cổ và một số bài tập đơn giản tại nhà để giảm cảm giác khó chịu ở cổ.

Biện pháp phòng ngừa

Để giảm nguy cơ mắc hội chứng loạn cảm họng này, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Hạn chế căng thẳng, tránh thức khuya, kiểm soát tốt áp lực công việc, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Đảm bảo uống từ 1.5-2l nước/ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng khả năng phòng bệnh.
  • Tránh uống bia rượu và bỏ thuốc lá: Loại bỏ các thói quen có hại như hút thuốc và uống rượu bia sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Chế độ ăn uống cân bằng: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có gas.
  • Điều trị triệt để các bệnh liên quan: Chăm sóc và điều trị dứt điểm các bệnh lý có thể dẫn đến loạn cảm họng như bệnh dạ dày, tuyến giáp, tiểu đường,...
  • Nếu có bất cứ dấu hiệu nào về họng cần thăm khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phòng dị cảm họng cần có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, uống đủ nước

Phòng dị cảm họng cần có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, uống đủ nước

Các câu hỏi thường gặp

Dị cảm họng có tự khỏi không?

Dị cảm họng cần phải được điều trị theo chỉ định của bác sĩ và không thể tự khỏi. Thời gian điều trị sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp. Nếu nguyên nhân do các bệnh như viêm dạ dày, viêm amidan, thời gian điều trị có thể từ 1 tuần đến 1 tháng hoặc kéo dài hơn đối với các nguyên nhân phức tạp khác.

Gặp tình trạng rát họng, vướng khi nuốt nên khám ở đâu?

Nếu bạn thấy cổ xuất hiện một số dấu hiệu về đau rát, nuốt khó, vướng ngứa giống bệnh loạn cảm họng hãy đến cơ sở y tế uy tín, khoa Tai mũi họng để được thăm khám và điều trị.

Bị loạn cảm họng có cần vệ sinh tai mũi họng?

Việc giữ mũi họng sạch sẽ là cần thiết để ngăn ngừa viêm nhiễm vùng hầu họng và hạn chế tình trạng viêm họng, giúp tránh làm bệnh diễn tiến xấu hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý việc này không giúp bạn điều trị được những triệu chứng do loạn họng gây ra.

Lời kết

Loạn cảm họng là tình trạng không hiếm gặp và có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Để hạn chế nguy cơ mắc loạn cảm họng, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe vùng hầu họng. Ngoài ra, nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ và bệnh lý hãy đến với bệnh viện đại học PhenikaaMec để được đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn thăm khám và hỗ trợ điều trị nhé!

calendarNgày cập nhật: 25/12/2024

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

  • Current Perception Threshold Testing in Pharyngeal Paresthesia Patients with Depression or Anxiety: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7182447/
  • Characteristics of pharyngeal paraesthesia symptoms in patients with obstructive sleep apnoea: https://link.springer.com/article/10.1007/s11325-021-02325-z
  • Etiological analysis and individualized treatment of pharyngeal paraesthesia: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19894556/
right

Chủ đề :