iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Tâm Thần

icon

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị, phòng ngừa

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị, phòng ngừa

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị, phòng ngừa
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh khá phổ biến với đặc trưng là trạng thái thay đổi nhanh chóng bất thường về mặt cảm xúc và tâm lý. Vậy rối loạn lưỡng cực có triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân gây nên rối loạn lưỡng cực cũng như cách chẩn đoán và phương pháp điều trị ra sao? Hãy cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về những nội dung liên quan đến căn bệnh này.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn được hiểu là bệnh rối loạn hưng - trầm cảm. Đây là một chứng bệnh rối loạn tâm thần với đặc trưng là sự thay đổi bất thường đột ngột về tâm trạng.

Khi mắc căn bệnh này, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hưng cảm với biểu hiện phấn khích, tăng động, tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên sau đó họ lại rơi vào trạng thái trầm cảm như buồn bã, mệt mỏi, uể oải chán nản. Người mắc căn bệnh này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ cũng như trong công việc.

photo

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là sự thay đổi đột ngột về cảm xúc

Sự thay đổi về mặt tâm trạng này mang tính chất chu kỳ và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà tần suất xuất hiện của chu kỳ là khác nhau, có thể là vài lần trong một tuần hoặc là vài lần trong một năm.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Theo các chuyên gia, dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực có phần tương đồng với nhiều bệnh tâm lý khác. Vì thế để nhận biết được căn bệnh này, việc nắm bắt các triệu chứng là rất cần thiết. Rối loạn lưỡng cực biểu hiện qua ba giai đoạn: Hưng cảm, trầm cảm và giai đoạn hỗn hợp.

Triệu chứng bệnh ở giai đoạn hưng cảm

Ở giai đoạn hưng cảm, người bệnh sẽ tràn đầy năng lượng, phấn khích và tích cực quá mức. Ngay cả với những tình huống không phù hợp, họ vẫn thể hiện sự hưng phấn của mình. Những biểu hiện rõ rệt của người bệnh ở giai đoạn này đó là:

  • Dư thừa năng lượng, cảm giác vui vẻ và cười nói liên tục, các câu nói thường không hoàn chỉnh.
  • Lạc quan yêu đời và không thể ngồi yên một chỗ, ăn nhiều, đồng thời giảm nhu cầu nghỉ ngơi và ngủ.
  • Suy nghĩ rất nhanh và đưa ra quyết định vội vàng hấp tấp.
  • Có những hành vi bốc đồng như đầu tư quá trớn, tiêu xài phung phí.
  • Nhu cầu về tình dục gia tăng, có thể dẫn đến hành động cưỡng hiếp, quan hệ không an toàn và bạo hành.
  • Làm việc một cách liên tục không biết mệt mỏi, tuy nhiên lại khó tập trung và duy trì tốt một công việc.
  • Thường xuyên trêu chọc những người xung quanh, cảm xúc cũng dễ bị tác động. Người bệnh có thể trở nên giận dữ, kích động nhất thời vì những nguyên nhân không đáng kể từ bên ngoài.

photo

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn hưng cảm thường dư thừa năng lượng, nói cười liên tục

Triệu chứng biểu hiện ở giai đoạn trầm cảm

So với giai đoạn hưng cảm thì ở giai đoạn trầm cảm, người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ có tâm trạng ngược lại, họ suy nghĩ, cảm xúc thể hiện theo hướng tiêu cực, cụ thể:

  • Lúc nào cũng cảm thấy buồn vô cớ, u uất, tuyệt vọng, bi quan.
  • Người bệnh trở nên thu mình và không có hứng thú với bất kỳ hoạt động nào.
  • Cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng và không muốn làm bất cứ việc gì.
  • Họ luôn có xu hướng tách biệt với mọi người cũng như không muốn tiếp xúc hay trò chuyện với bất cứ ai.
  • Lo lắng, bất an, khó suy nghĩ, khó tập trung, suy giảm trí nhớ và hiệu suất làm việc cũng giảm đi.
  • Cơ thể luôn uể oải mệt mỏi, buồn ngủ dù ngủ nhiều hoặc mất ngủ.
  • Ăn uống không còn cảm giác ngon miệng và giảm ham muốn tình dục.
  • Tư tưởng suy nghĩ đến cái chết và có ý định tự sát.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm khiến người bệnh luôn buồn phiền

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm khiến người bệnh luôn buồn phiền

Những triệu chứng ở giai đoạn hỗn hợp 

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thường trải qua sự thay đổi liên tục cũng như xen kẽ giữa giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Lúc này diễn biến tâm trạng của bệnh nhân thay đổi một cách nhanh chóng, đột ngột và khó kiểm soát. Mặc dù giữa nam và nữ được chẩn đoán tỷ lệ mắc ngang nhau nhưng các triệu chứng có phần hơi khác.

Nếu như nam giới có nhiều cơn hưng cảm hơn thì nữ giới lại có nhiều cơn trầm cảm hơn. Trong giai đoạn hưng cảm, nam giới thường lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,... Khi bị bệnh nam giới ít đi khám, vì thế tỷ lệ chết vì tự tử ở nam mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực cao hơn ở nữ giới.          

Nguyên nhân gây nên rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Mặc dù vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể nhưng một số chuyên gia đánh giá bệnh có thể do:

  • Nếu trong gia đình có người thân từng mắc phải căn bệnh rối loạn lưỡng cực thì tỉ lệ mắc bệnh ở những thế hệ sau sẽ tăng cao. Khoảng 20% trường hợp bị rối loạn lưỡng cực liên quan đến gen di truyền.
  • Yếu tố cấu trúc và hoạt động của não bộ khác biệt thường xuất hiện ở người bị chứng rối loạn lưỡng cực.
  • Khi có sự mất cân bằng hoặc thiếu hụt về các chất dẫn truyền như: Serotonin, dopamin,... có thể làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh rối loạn lưỡng cực.
  • Sự mất cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể gây ra rối loạn lưỡng cực.
  • Môi trường sống làm việc căng thẳng, tổn thương về mặt tâm lý có thể là yếu tố gây nên tình trạng rối loạn lưỡng cực cảm xúc. 

Mất cân bằng hoặc thiếu các chất dẫn truyền cũng có thể gây rối loạn lưỡng cực cảm xúc

Mất cân bằng hoặc thiếu các chất dẫn truyền cũng có thể gây rối loạn lưỡng cực cảm xúc

Đối tượng nguy cơ

Những người có nguy cơ cao bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực bao gồm:

  • Rối loạn lưỡng cực thường khởi phát ở đối tượng thanh thiếu niên < 25 tuổi.
  • Tỷ lệ mắc bệnh này khả năng cao ở những người có người thân từng mắc rối loạn lưỡng cực.
  • Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ sau sinh có tỷ lệ cao hơn gấp 2 lần so với người thường.
  • Người từng bị chấn thương về mặt tâm lý như trải qua nỗi đau chứng kiến cái chết của người thân, sang chấn tâm lý, stress,....
  • Những người từng lạm dụng chất kích thích, ma túy hoặc rượu cũng nằm trong những đối tượng có nguy cơ dễ mắc rối loạn hưng - trầm cảm.

Biến chứng thường gặp của rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Những người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực nếu không được điều trị có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như:

  • Người bệnh không thể kiểm soát được hành vi gây ra những hành vi không phù hợp bởi những cảm xúc quá mức. Từ đó gây nên nhiều hậu quả cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
  • Xuất hiện những hành vi bạo lực tự làm hại bản thân hoặc gây hại đến những người khác.
  • Chất lượng học tập, làm việc bị giảm sút và có thể khiến bệnh nhân mất đi công việc hiện có của mình.
  • Quá trình ăn uống ngủ nghỉ không hợp lý, bất thường làm gia tăng nguy cơ mắc những căn bệnh về huyết áp, tim mạch, dạ dày.
  • Biến chứng nguy hiểm của người bệnh mắc phải rối loạn hưng - trầm cảm là thực hiện những hành vi tự sát.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh khá phổ biến với đặc trưng là trạng thái thay đổi nhanh chóng bất thường về mặt cảm xúc và tâm lý. Vậy rối loạn lưỡng cực có triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân gây nên rối loạn lưỡng cực cũng như cách chẩn đoán và phương pháp điều trị ra sao? Hãy cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về những nội dung liên quan đến căn bệnh này. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì? Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn được hiểu là bệnh rối loạn hưng - trầm cảm. Đây là một chứng bệnh rối loạn tâm thần với đặc trưng là sự thay đổi bất thường đột ngột về tâm trạng. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hưng cảm với biểu hiện phấn khích, tăng động, tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên sau đó họ lại rơi vào trạng thái trầm cảm như buồn bã, mệt mỏi, uể oải chán nản. Người mắc căn bệnh này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ cũng như trong công việc.  Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là sự thay đổi đột ngột về cảm xúc Sự thay đổi về mặt tâm trạng này mang tính chất chu kỳ và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà tần suất xuất hiện của chu kỳ là khác nhau, có thể là vài lần trong một tuần hoặc là vài lần trong một năm. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực Theo các chuyên gia, dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực có phần tương đồng với nhiều bệnh tâm lý khác. Vì thế để nhận biết được căn bệnh này, việc nắm bắt các triệu chứng là rất cần thiết. Rối loạn lưỡng cực biểu hiện qua ba giai đoạn: Hưng cảm, trầm cảm và giai đoạn hỗn hợp. Triệu chứng bệnh ở giai đoạn hưng cảm Ở giai đoạn hưng cảm, người bệnh sẽ tràn đầy năng lượng, phấn khích và tích cực quá mức. Ngay cả với những tình huống không phù hợp, họ vẫn thể hiện sự hưng phấn của mình. Những biểu hiện rõ rệt của người bệnh ở giai đoạn này đó là:  Dư thừa năng lượng, cảm giác vui vẻ và cười nói liên tục, các câu nói thường không hoàn chỉnh. Lạc quan yêu đời và không thể ngồi yên một chỗ, ăn nhiều, đồng thời giảm nhu cầu nghỉ ngơi và ngủ. Suy nghĩ rất nhanh và đưa ra quyết định vội vàng hấp tấp.  Có những hành vi bốc đồng như đầu tư quá trớn, tiêu xài phung phí. Nhu cầu về tình dục gia tăng, có thể dẫn đến hành động cưỡng hiếp, quan hệ không an toàn và bạo hành.  Làm việc một cách liên tục không biết mệt mỏi, tuy nhiên lại khó tập trung và duy trì tốt một công việc. Thường xuyên trêu chọc những người xung quanh, cảm xúc cũng dễ bị tác động. Người bệnh có thể trở nên giận dữ, kích động nhất thời vì những nguyên nhân không đáng kể từ bên ngoài.  Rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn hưng cảm thường dư thừa năng lượng, nói cười liên tục Triệu chứng biểu hiện ở giai đoạn trầm cảm So với giai đoạn hưng cảm thì ở giai đoạn trầm cảm, người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ có tâm trạng ngược lại, họ suy nghĩ, cảm xúc thể hiện theo hướng tiêu cực, cụ thể: Lúc nào cũng cảm thấy buồn vô cớ, u uất, tuyệt vọng, bi quan.  Người bệnh trở nên lười biếng và không có hứng thú với bất kỳ hoạt động nào.  Cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng và không muốn làm bất cứ việc gì. Họ luôn có xu hướng tách biệt với mọi người cũng như không muốn tiếp xúc hay trò chuyện với bất cứ ai. Lo lắng, bất an, khó suy nghĩ, khó tập trung, suy giảm trí nhớ và hiệu suất làm việc cũng giảm đi.  Cơ thể luôn uể oải mệt mỏi, buồn ngủ dù ngủ nhiều. Ăn uống không còn cảm giác ngon miệng và giảm ham muốn tình dục.  Tư tưởng suy nghĩ đến cái chết và có ý định tự sát.         Rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm khiến người bệnh luôn buồn phiền Những triệu chứng ở giai đoạn hỗn hợp  Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thường trải qua sự thay đổi liên tục cũng như xen kẽ giữa giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Lúc này diễn biến tâm trạng của bệnh nhân thay đổi một cách nhanh chóng, đột ngột và khó kiểm soát. Mặc dù giữa nam và nữ được chẩn đoán tỷ lệ mắc ngang nhau nhưng các triệu chứng có phần hơi khác.  Nếu như nam giới có nhiều cơn hưng cảm hơn thì nữ giới lại có nhiều cơn trầm cảm hơn. Trong giai đoạn hưng cảm, nam giới thường lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,... Khi bị bệnh nam giới ít đi khám, vì thế tỷ lệ chết vì tự tử ở nam mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực cao hơn ở nữ giới.                  Nguyên nhân gây nên rối loạn cảm xúc lưỡng cực Mặc dù vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể nhưng một số chuyên gia đánh giá bệnh có thể do: Nếu trong gia đình có người thân từng mắc phải căn bệnh rối loạn lưỡng cực thì tỉ lệ mắc bệnh ở những thế hệ sau sẽ tăng cao. Khoảng 20% trường hợp bị rối loạn lưỡng cực liên quan đến gen di truyền.  Yếu tố cấu trúc và hoạt động của não bộ khác biệt thường xuất hiện ở người bị chứng rối loạn lưỡng cực. Khi có sự mất cân bằng hoặc thiếu hụt về các chất dẫn truyền như: Serotonin, dopamin,... có thể làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh rối loạn lưỡng cực. Sự mất cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể gây ra rối loạn lưỡng cực.  Môi trường sống làm việc căng thẳng, tổn thương về mặt tâm lý có thể là yếu tố gây nên tình trạng rối loạn lưỡng cực cảm xúc.     Mất cân bằng hoặc thiếu các chất dẫn truyền cũng có thể gây rối loạn lưỡng cực cảm xúc Đối tượng nguy cơ Những người có nguy cơ cao bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực bao gồm:  Rối loạn lưỡng cực thường khởi phát ở đối tượng thanh thiếu niên < 25 tuổi.  Tỷ lệ mắc bệnh này khả năng cao ở những người có người thân từng mắc rối loạn lưỡng cực. Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ sau sinh có tỷ lệ cao hơn gấp 2 lần so với người thường.  Người từng bị chấn thương về mặt tâm lý như trải qua nỗi đau chứng kiến cái chết của người thân, sang chấn tâm lý, stress,.... Những người từng lạm dụng chất kích thích, ma túy hoặc rượu cũng nằm trong những đối tượng có nguy cơ dễ mắc rối loạn hưng - trầm cảm. Biến chứng thường gặp của rối loạn cảm xúc lưỡng cực Những người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực nếu không được điều trị có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như: Người bệnh không thể nắm bắt được hành vi gây ra những hành vi không phù hợp bởi những cảm xúc quá mức. Từ đó gây nên nhiều hậu quả cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến các mối quan hệ.  Xuất hiện những hành vi bạo lực tự làm hại bản thân hoặc gây hại đến những người khác. Chất lượng học tập, làm việc bị giảm sút và có thể khiến bệnh nhân mất đi công việc hiện có của mình.  Quá trình ăn uống ngủ nghỉ không hợp lý, bất thường làm gia tăng nguy cơ mắc những căn bệnh về huyết áp, tim mạch, dạ dày. Biến chứng nguy hiểm của người bệnh mắc phải rối loạn hưng - trầm cảm là thực hiện những hành vi tự sát.    Rối loạn cảm xúc khiến người bệnh không kiểm soát được hành vi của mình

Rối loạn cảm xúc khiến người bệnh không kiểm soát được hành vi của mình

Các phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác người bệnh có bị mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay không, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra triệu chứng bệnh thông qua thăm khám lâm sàng, các bài trắc nghiệm và khai thác tiền sử bệnh từ chính bệnh nhân hay từ người nhà, cụ thể:

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem người bệnh có xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi hay cảm giác buồn ngủ, rối loạn vận động,... hay không. Đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành trò chuyện trực tiếp với người bệnh về suy nghĩ, cảm xúc, thói quen.

Để chẩn đoán những triệu chứng của bệnh một cách chuẩn xác, bác sĩ kết hợp đánh giá trạng thái tâm thần của người bệnh thông qua khai thác những thông tin từ người thân trong gia đình hay bạn bè thân thiết nếu được người bệnh cho phép.

Khám cận lâm sàng 

Ngoài nắm bắt tiền sử bệnh và đánh giá trạng thái tâm thần của người bệnh, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thực hiện biểu đồ tâm trạng bằng cách cho người bệnh ghi nhận lại tâm trạng mỗi ngày thông qua: Giấc ngủ, phản ứng của cảm xúc cơ thể,... Dựa vào những kết quả đó sẽ đưa ra chẩn đoán đúng và kịp thời để có cách điều trị phù hợp.

Dựa vào biểu đồ tâm trạng để đưa ra chẩn đoán chính xác về rối loạn lưỡng cực

Dựa vào biểu đồ tâm trạng để đưa ra chẩn đoán chính xác về rối loạn lưỡng cực

Những phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Để điều trị rối loạn hưng - trầm cảm các bác sĩ sẽ áp dụng nhiều phương pháp điều trị. Phổ biến nhất vẫn là sử dụng thuốc và phương pháp điều trị tâm lý.

Điều trị bằng thuốc

Những loại thuốc dùng để điều trị rối loạn hưng - trầm cảm phải được bác sĩ kê đơn dựa trên những triệu chứng cụ thể mà người bệnh đang gặp phải. Thông thường những loại thuốc được sử dụng gồm có:

  • Thuốc chỉnh khí sắc.
  • Thuốc chống loạn thần.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc giải lo âu.

Phương pháp tâm lý trị liệu

Áp dụng tâm lý trị liệu là phương pháp rất cần thiết đối với quá trình trị bệnh rối loạn lưỡng cực. Tùy theo triệu chứng của từng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ có thể lựa chọn đơn trị liệu hoặc là đa trị liệu, như vậy sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh. Những liệu pháp thường được áp dụng trong quá trình điều trị rối loạn hưng - trầm cảm như:

  • Liệu pháp IPSRT: Đây là liệu pháp cá nhân giúp cho người bệnh theo dõi các hoạt động hàng ngày cũng như thiết lập thói quen về chế độ ăn uống ngủ nghỉ,....
  • Liệu pháp CBT: Liệu pháp này sẽ giúp người bệnh nhận thức được các hành vi không lành mạnh và thay thế bằng những hành vi tích cực. Qua đó, giúp người bệnh học được cách quản lý căng thẳng cũng như đối phó với những tình huống khó khăn.
  • Giáo dục tâm lý: Thông qua các lớp học giáo dục tâm lý sẽ giúp cho người bệnh và người thân hiểu được nguyên nhân triệu chứng của tình trạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Từ đó, giúp cho người bệnh có thể nhận được sự quan tâm hỗ trợ điều trị tốt nhất từ những thành viên gia đình.

Liệu pháp tâm lý là phương pháp được áp dụng trong điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Liệu pháp tâm lý là phương pháp được áp dụng trong điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Biện pháp phòng ngừa

Xây dựng cho mình lối sống khoa học, lành mạnh cùng chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa, giảm thiểu triệu chứng rối loạn lưỡng cực, bằng cách:

  • Hạn chế dùng những chất kích thích như: Rượu bia, cà phê, thuốc lá,...
  • Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, không tự ti mặc cảm với xã hội.
  • Ngủ đủ giấc và cố định thời gian một cách khoa học.
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần cũng như kiểm soát được cân nặng hiệu quả.
  • Nếu đang trong quá trình điều trị rối loạn lưỡng cực, người bệnh nên ghi lại biểu đồ tâm trạng bao gồm thói quen, suy nghĩ, hành vi và cảm xúc hàng ngày nhằm giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Các câu hỏi thường gặp về rối loạn cảm xúc lưỡng cực  

Chứng bệnh rối loạn hưng - trầm cảm có di truyền không?

Cho đến hiện tại vẫn chưa có những công bố chính xác về việc rối loạn lưỡng cực có thể di truyền cho thế hệ sau. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì phần lớn cho thấy căn bệnh này có khả năng di truyền rất lớn. Do đó, nếu tiền sử trong gia đình có người từng mắc các chứng bệnh về tâm thần thì những người thân sẽ có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực cảm xúc cao hơn gấp 10 lần.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có nguy hiểm không?

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì rối loạn hưng - trầm cảm có nhiều triệu chứng diễn biến phức tạp và khó điều trị. Điều này rất nguy hiểm đối với người bệnh và những người xung quanh vì liên quan đến vấn đề tính mạng. Bởi theo số liệu thống kê thì tỉ lệ tử vong do căn bệnh này gây nên cao hơn so với trầm cảm hoặc là các rối loạn tâm lý khác.

Kết luận

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một trong những căn bệnh tâm lý phức tạp và khó điều trị. Căn bệnh này sẽ gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh và những người xung quanh khi đang trong giai đoạn cảm xúc tột độ của giai đoạn Hưng cảm và trầm cảm. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực, người bệnh nên tìm kiếm sự trợ giúp của các ngân bác sĩ tại những trung tâm y tế hoặc tới ngay PhenikaaMec để thăm khám và điều trị.

calendarNgày cập nhật: 25/12/2024

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

  • Bipolar Disorders. https://www.msdmanuals.com/professional/psychiatric-disorders/mood-disorders/bipolar-disorders.
  • Diagnosis. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bipolar-disorder/diagnosis-treatment/drc-20355961
right

Chủ đề :