iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Dị Ứng

icon

Sốc phản vệ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh

Sốc phản vệ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh

Sốc phản vệ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Sốc phản vệ là một phản ứng về dị ứng cấp tính rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vậy để biết tình trạng này có những dấu hiệu nào, nguyên nhân do đâu, cách điều trị và phòng tránh như thế nào mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cấp tính nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng này xảy ra khi có sự giãn mạch đột ngột và tăng tính thẩm thấu của thành mạch, dẫn đến việc phế quản trở nên cực kỳ nhạy cảm. Khi xảy ra sốc phản vệ, một số chất hóa học được giải phóng qua hệ miễn dịch gây ra tình trạng sốc.

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính nghiêm trọng

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính nghiêm trọng

Các triệu chứng hay gặp của sốc phản vệ

Các triệu chứng của sốc phản vệ thường xuất hiện trong khoảng vài phút hoặc từ 30 phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc dị nguyên, như:

  • Trên da: Bệnh nhân có cảm giác ngứa râm ran, da nóng bừng hoặc trở nên nhợt nhạt…
  • Huyết áp tụt giảm.
  • Đường thở: Bệnh nhân sẽ gặp tình trạng khó thở, sưng cổ họng, co thắt phế quản,....
  • Khó bắt mạch, mạch không đều, lúc đập nhanh, lúc đập nhẹ.
  • Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
  • Chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
  • Nhiệt độ tăng khiến cơ thể nóng bừng.
  • Có cảm giác vướng hay khó nuốt ở cổ họng.
  • Bệnh nhân bị đau bụng và kèm theo hắt hơi, sổ mũi
  • Môi và lưỡi bắt đầu sưng, phù nề.

Các triệu chứng của sốc phản vệ thường xuất hiện trong khoảng vài phút hoặc từ 30 phút đến vài giờ

Các triệu chứng của sốc phản vệ thường xuất hiện trong khoảng vài phút hoặc từ 30 phút đến vài giờ

Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng nặng hơn và cần cấp cứu ngay lập tức:

  • Hô hấp khó khăn, cơ thể tím tái
  • Bệnh nhân không thể đứng vững do chóng mặt nghiêm trọng.
  • Không tính táo, lú lẫn.
  • Cơ thể bỗng yếu ớt đột ngột.
  • Ý thức bị mất dần, không nhận biết được xung quanh.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sốc phản vệ

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sốc phản vệ được cho là hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân gây ra tình trạng dị ứng như thực phẩm, côn trùng cắn hoặc do sử dụng thuốc. Khi tiếp xúc với các tác nhân này, cơ thể thường sẽ kích hoạt phản ứng phòng vệ mạnh mẽ từ đó dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Về cơ bản các nguyên phổ biến thường thấy gồm:

  • Thuốc: Đặc biệt là thuốc cản quang và thuốc mê, như kháng sinh nhóm penicillin.
  • Côn trùng: Độc tố từ ong, rắn và rết có thể gây sốc phản vệ.
  • Thực phẩm: Nhiều loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hồ đào), hải sản có vỏ (tôm, cua, ốc) và thực phẩm như trứng, sữa cũng gây sốc phản vệ.
  • Tác nhân khác: Cao su trong găng tay, băng dính hoặc phản ứng sau khi tập thể dục gắng sức cũng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Ngoài ra, có nhiều trường hợp sốc do không rõ nguyên nhân.

Dị ứng với thuốc, côn trùng hay các loại hải sản có thể dẫn tới tình trạng sốc phản vệ

Dị ứng với thuốc, côn trùng hay các loại hải sản có thể dẫn tới tình trạng sốc phản vệ

Đối tượng nguy cơ

Mọi đối tượng đều có thể bị sốc phản vệ trong mọi độ tuổi từ trẻ đến già và ở cả hai giới nam nữ. Tuy nhiên, người có tiền sử dị ứng hoặc mắc các bệnh về dị ứng có nguy cơ bị sốc phản vệ cao hơn bình thường.

Biến chứng thường gặp

Sốc phản vệ là tình trạng y khoa nghiêm trọng, có thể gây tắc đường thở, dẫn đến khó thở và nguy cơ ngừng tim. Khi gặp phải sốc phản vệ bạn có thể mắc phải những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Não bộ bị tổn thương.
  • Suy thận.
  • Sốc tim, tim không thể bơm hoặc không bơm đủ máu tới cơ quan khác.
  • Tim bị phản ứng dẫn tới đập quá nhanh hoặc đập quá chậm, bị loạn nhịp.
  • Nhồi máu cơ tim rất dễ xảy ra với bệnh nhân sốc phản vệ.
  • Nguy hiểm nhất là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, các tình trạng y tế tiềm ẩn có thể trở nên nghiêm trọng hơn, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dẫn đến nguy cơ thiếu oxy hoặc làm bệnh đa xơ cứng nặng hơn.

Sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra nhồi máu cơ tim

Sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra nhồi máu cơ tim

Các phương pháp chẩn đoán

Dựa theo chuyên môn nghiệp vụ, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sốc phản vệ qua huyết áp, niêm mạc, khả năng hô hấp cũng như các biểu hiện khác. Tuy nhiên cần phân biệt phản ứng sốc phản vệ với các phản ứng khác gây ra bởi dị nguyên, thuốc mê hoặc trong quá trình phẫu thuật.

Nếu quan sát thấy dấu hiệu như huyết áp tụt kéo dài không cải thiện với thuốc vận mạch, khó thở kèm theo co thắt phế quản, có thể xác định là phản ứng sốc phản vệ. Mức độ nhẹ có thể chỉ biểu hiện ở da và niêm mạc và nặng có thể ngừng tuần hoàn.

Test trên da để kiểm tra tình trạng dị ứng có thể gây sốc phản vệ trước khi dùng thuốc

Test trên da để kiểm tra tình trạng dị ứng có thể gây sốc phản vệ trước khi dùng thuốc

Phương pháp điều trị cấp cứu sốc phản vệ

Hồi sức tim phổi là một trong những phương pháp cấp cứu sốc phản vệ. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các loại thuốc khác để hỗ trợ hồi phục như:

  • Thuốc Epinephrine (Adrenaline) cần được tiêm bắp ngay khi phát hiện người bệnh sốc phản vệ.
  • Cung cấp oxy qua mặt nạ để hỗ trợ hô hấp dễ dàng hơn.

Các bước cấp cứu

Trong vòng 24h, bệnh nhân cần được xử lý, cấp cứu sốc phản vệ và luôn phải theo dõi sát sao, tránh biến chứng. Sử dụng Adrenalin là biện pháp quan trọng nhất, cần tiêm bắp ngay khi chẩn đoán sốc phản vệ nặng. Y khoa phân loại mức độ của sốc phản vệ như sau:

  • Nhẹ (Độ I): Ở mức độ này bệnh nhân có thể chỉ xuất hiện các triệu chứng như phù mạch, ngứa ở da, niêm mạc.
  • Nặng (Độ II): Bệnh nhân sẽ xuất hiện phù mạch, mày đay và kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi, khó thở, đau tức ngực và có thể mất tiếng. Ngoài ra có thể xuất hiện thêm tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Tình trạng nhịp tim có thể bị loạn nhịp, lúc nhanh, lúc chậm.
  • Nguy kịch (Độ III): Lúc này bệnh nhân sẽ có nhiều dấu hiệu rõ ràng như da tím tái, nhịp thở rối loạn, có tiếng rít ở thanh quản, thở nhanh, bị khò khè. Ý thức lúc này đã không bình thường, hôn mê, co giật,… Hệ thống tuần hoàn bị sốc, huyết áp tụt nhanh chóng.
  • Ngừng tuần hoàn (Độ IV): Lúc này bệnh nhân đã bị ngừng hô hấp và ngừng tuần hoàn.

Cấp cứu người bị sốc phản vệ cần thực hiện nhanh chóng ít nhất trong 24 giờ

Cấp cứu người bị sốc phản vệ cần thực hiện nhanh chóng ít nhất trong 24 giờ

Nguyên tắc cấp cứu theo mức độ sốc phản vệ

Nếu sốc phản vệ nhẹ, sử dụng methylprednisolon hoặc diphenhydramin qua đường uống hoặc tiêm và phải theo dõi người bệnh ít nhất trong 24 giờ. Khi gặp phải tình trạng nặng (độ II, III), nguy kịch cần xử lý nhanh chóng theo các bước sau:

  • Ngay lập tức cho bệnh nhân tránh tiếp xúc với dị nguyên hoặc thuốc (nếu có)
  • Sử dụng Adrenalin để tiêm hoặc truyền.
  • Cho bệnh nhân nằm ở tư thế đầu thấp, nghiêng trái và nằm tại chỗ.
  • Sử dụng mặt nạ để cung cấp oxy hỗ trợ bệnh nhân hô hấp dễ dàng hơn.
  • Đánh giá khẩn cấp tình trạng về ý thức, tuần hoàn, hô hấp của người bệnh.
  • Sử dụng Adrenalin để truyền qua tĩnh mạch hoặc đặt catheter và truyền dịch nhanh qua tĩnh mạch.
  • Do sốc phản vệ có thể tiến triển nhanh chóng, cần theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý khi chờ cấp cứu

Khi đối diện với tình trạng sốc phản vệ, ngay lập tức gọi tổng đài cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Trong khoảng thời gian này cần sơ cứu cho bệnh nhân để tránh sốc nặng hơn:

  • Cho bệnh nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn so với chân.
  • Giữ ấm cho bệnh nhân và nới lỏng trang phục đang mặc.
  • Để bệnh nhân nằm nghiêng tránh sặc khi nôn hoặc có máu từ miệng chảy ra.
  • Để tránh bệnh nhân rơi vào hôn mê cần trò chuyện với bệnh nhân liên tục, gọi bệnh nhân, vỗ nhẹ vào người.
  • Hồi sức tim phổi, ép ngực hoặc thổi ngạt nếu bệnh nhân bị ngừng thở.
  • Cho bệnh nhân tránh xa dị nguyên hoặc ngừng dùng thuốc (nếu có)

Biện pháp phòng ngừa

Sốc phản vệ thường được kích hoạt bởi các dị nguyên, vì vậy biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất là tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng.

  • Xét nghiệm dị nguyên: Thực hiện các xét nghiệm dị nguyên để xác định các chất gây dị ứng, từ đó có biện pháp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ sốc phản vệ.
  • Đeo vòng cảnh báo y tế: Sử dụng vòng tay hoặc vòng cổ cảnh báo để thông báo về dị ứng với một loại thuốc hoặc chất cụ thể.
  • Mang theo thuốc chống dị ứng nếu được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra trước khi sử dụng bút tiêm (nếu có) luôn phải kiểm tra cẩn thận.
  • Thông báo tiền sử dị ứng: Cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng thuốc cho bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi được kê đơn.
  • Cẩn thận với côn trùng: Nếu bạn dị ứng với nọc độc của côn trùng, hãy thận trọng khi hoạt động ngoài trời. Mang áo quần dài, hạn chế đi chân trần, tránh sử dụng nước hoa và giữ bình tĩnh nếu bị côn trùng đốt.
  • Xem xét thành phần thực phẩm: Đối với những người dị ứng thực phẩm, cần đọc kỹ nhãn và hỏi về nguyên liệu khi ăn ngoài.

Thực tế rất khó để tránh xa các dị nguyên gây dị ứng 100%. Vì vậy, hãy nắm vững thông tin về dấu hiệu và biện pháp cấp cứu ban đầu để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh

Cần tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây sốc phản vệ

Cần tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây sốc phản vệ

Các câu hỏi thường gặp

Có rất nhiều những câu hỏi được đặt ra về sốc phản vệ, dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất:

1. Sự khác nhau giữa phản ứng dị ứng và sốc phản vệ là gì?

Với trường hợp dị ứng thông thường bạn sẽ chỉ xuất hiện ngứa, nổi mẩn ngoài da và không quá nguy hiểm như với sốc phản vệ.

Khi bị sốc phản vệ bạn có thể gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong. Sự khác biệt giữa phản ứng dị ứng và sốc phản vệ còn thể hiện ở mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tác động đến sức khỏe.

2. Vì sao sốc phản vệ diễn ra với tốc độ nhanh chóng?

Cơ thể sẽ phản ứng lại ngay lập tức với tác nhân gây dị ứng bằng việc tiết ra các chất chống lại dị nguyên. Từ đó, dẫn tới một chuỗi các phản ứng dị ứng và xuất hiện nhanh chóng chỉ sau vài giây tới vài phút, lâu hơn có thể từ 30 phút tới vài giờ.

Bạn có gặp ngay các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, nôn, đau bụng, ngứa, nổi mày đay, lú lẫn,…. và dẫn trở nặng hơn. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Lời kết

Sốc phản vệ là tình huống hết sức nguy hiểm nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể hiểu hơn về phản ứng này và sẽ xử lý tốt nếu không may gặp. Ngoài ra, nếu gặp các dấu hiệu nghi ngờ hãy đến bệnh viện Đại học PhenikaaMec để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

calendarNgày cập nhật: 25/12/2024

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

  • Anaphylactic Shock: What You Should Know https://www.webmd.com/allergies/anaphylactic-shock-facts
  • Anaphylaxis https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anaphylaxis/diagnosis-treatment/drc-20351474
right

Chủ đề :