iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Nhi Sơ Sinh

icon

Trẻ sinh non 31 tuần là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách phòng ngừa và chăm sóc

Trẻ sinh non 31 tuần là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách phòng ngừa và chăm sóc

Trẻ sinh non 31 tuần là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách phòng ngừa và chăm sóc
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Trẻ sinh non 31 tuần có thể đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Nếu không nhận biết sớm, phòng ngừa và điều trị kịp thời có thể khiến bé tử vong. Vậy có cách nào phòng ngừa, điều trị hay không? Cùng Bệnh viện Đại học Phenika tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Trẻ sinh non 31 tuần là gì?

Trẻ sinh non 31 tuần là hiện tượng sinh non, trẻ sinh ra trước tuần thứ 37.  Trẻ sinh ở tuần thai thứ 30 hoặc 31 sẽ phải đối mặt với nguy cơ về sức khỏe bởi lúc này cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Trẻ sinh non 31 tuần là tình trạng bé sinh thiếu tháng trước 37 tuần

Trẻ sinh non 31 tuần là tình trạng bé sinh thiếu tháng trước 37 tuần

Thai nhi 31 tuần đang trong giai đoạn hoàn thiện các cơ quan tiêu hóa, tai, não và mắt. Nếu trẻ sinh trong thời điểm này, các cơ quan  vẫn chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ nên sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao. Trẻ sinh non cần phải được chăm sóc đặc biệt, có sự can thiệp của các thiết bị y tế hỗ trợ để phòng ngừa những biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Triệu chứng, dấu hiệu thường gặp của trẻ sinh non 31 tuần

Trẻ sinh non 31 tuần sẽ đối mặt với nguy cơ về sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Khi trẻ sinh non sẽ có các triệu chứng phổ biến thường gặp như sau:

  • Thai phụ có thể cảm nhận những cơn co thắt tử cung liên tục và đều đặn (khoảng 10 phút một lần hoặc nhiều hơn). Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của sinh non, tử cung bắt đầu co bóp chuẩn bị cho việc sinh.
  • Đau thắt lưng âm ỉ hoặc đau liên tục ở vùng thắt lưng dưới có thể là một dấu hiệu của sinh non. Cơn đau này có thể không giảm dù thai phụ thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi.
  • Cảm giác đau bụng tương tự như khi có kinh nguyệt hoặc cơn chuột rút liên tục cũng là dấu hiệu cần chú ý. Các cơn đau có thể lan ra hai bên hông và phía dưới bụng.
  • Sự gia tăng đáng kể về lượng dịch tiết âm đạo, đặc biệt nếu dịch có màu hồng, nâu, đỏ hoặc dạng lỏng như nước, có thể là dấu hiệu của sự rò rỉ nước ối hoặc tiết dịch do tử cung bắt đầu mở.
  • Chảy máu âm đạo dù ít hay nhiều cũng là một dấu hiệu nguy hiểm, báo hiệu sự thay đổi ở cổ tử cung hoặc tử cung có vấn đề.
  • Thai phụ có thể cảm thấy áp lực hoặc nặng ở vùng chậu, giống như em bé đang đè xuống. Điều này có thể xảy ra khi đầu của bé bắt đầu hạ thấp xuống vùng chậu, chuẩn bị cho quá trình sinh.
  • Nước ối vỡ sớm là một trong những dấu hiệu chắc chắn nhất của sinh non. Nếu thai phụ cảm thấy có chất lỏng chảy ra từ âm đạo và không thể kiểm soát được, đặc biệt nếu nước ối trong, hồng hoặc có mùi khác thường, cần nhập viện ngay lập tức.
  • Một số phụ nữ có thể nhận thấy sự giảm hoạt động của thai nhi, hoặc thay đổi bất thường trong các cử động của bé.

Sự giảm hoạt động của thai nhi là dấu hiệu cảnh báo sinh non ở trẻ 

Sự giảm hoạt động của thai nhi là dấu hiệu cảnh báo sinh non ở trẻ 

Nguyên nhân chính gây tình trạng trẻ sinh non 31 tuần

Việc trẻ bị sinh non ở tuần 31 có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, thậm chí nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể. Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ bị sinh non, do đó cần phải đặc biệt lưu ý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp, bao gồm:

  • Có tiền sử sinh non.
  • Từng bị sảy thai.
  • Đã thực hiện phá thai trước đó.
  • Sinh đa thai (sinh đôi, sinh ba).
  • Có thể do khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn.
  • Thai phụ bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Gặp các vấn đề sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ như: Cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật, rối loạn đông máu, tim mạch,...
  • Bánh nhau gặp vấn đề như: Suy bánh nhau, nhau thai bong sớm khiến thai nhi không được cung cấp đủ oxy. 
  • Tử cung hoặc cổ tử cung của thai phụ bị suy yếu, cổ tử cung ngắn dễ gặp nguy cơ sinh non.
  • Gặp chấn thương trong thai kỳ.
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại thường xuyên trong giai đoạn mang thai.
  • Có lối sống không lành mạnh như: Hút thuốc lá, uống bia rượu, làm việc quá sức, thiếu ngủ, lo âu, căng thẳng, thường xuyên gặp áp lực,...
  • Thiếu cân hoặc thừa cân trước khi mang thai.
  • Mang thai bằng phương pháp hỗ trợ như: Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh ống nghiệm,..

Thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non trước đó dễ bị sinh non ở lần mang thai tiếp theo

Thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non trước đó dễ bị sinh non ở lần mang thai tiếp theo

Đối tượng nguy cơ

Bất kỳ thai phụ nào cũng có thể gặp tình trạng sinh non. Quá trình này có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên các đối tượng dưới đây dễ gặp trường hợp này cao nhất bao gồm:

  • Gia đình có tiền sử sinh non.
  • Đã từng bị sảy thai hoặc phá thai trước đó.
  • Mang thai đôi hoặc thai ba.
  • Gặp bất thường về tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Bị tiền sản giật trong quá trình mang thai.
  • Mang thai khi quá trẻ hoặc mang thai khi quá lớn tuổi. 
  • Mắc các bệnh lý về nhau thai.
  • Gặp áp lực tâm lý, làm việc quá sức,...

Bất kỳ thai phụ nào cũng có thể gặp phải tình trạng  sinh non

Bất kỳ thai phụ nào cũng có thể gặp phải tình trạng  sinh non

Biến chứng thường gặp

Trẻ sinh non 31 tuần dễ gặp các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nếu như không thực hiện biện pháp phòng ngừa, điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách. Dưới đây là một số biến chứng mà trẻ có thể gặp phải như:

  • Trẻ sinh nhẹ cân, dễ bị hạ thân nhiệt.
  • Trẻ không có khả năng bú, khó tiêu hóa.
  • Não bộ của trẻ gặp vấn đề, hệ thần kinh không phát triển.
  • Hệ miễn dịch cơ thể yếu, dễ bị nhiễm trùng, mắc một số bệnh lý nguy hiểm.
  • Dễ mắc các bệnh lý về hô hấp như: Suy hô hấp, loạn sản phế quản phổi, viêm phổi, bệnh màng trong,...
  • Bệnh lý về tim mạch: Suy tim, chức năng co bóp tim kém, huyết áp thấp, còn ống động mạch (PDA),...
  • Xuất huyết não, bại não.
  • Bệnh lý về tiêu hóa: Nhiễm trùng ruột, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột hoại tử,...
  • Thiếu máu.
  • Vàng da sơ sinh.
  • Chậm tăng trưởng.
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh bị sinh non.

Trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt ngay khi vừa mới chào đời để phòng ngừa biến chứng sức khỏe

Trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt ngay khi vừa mới chào đời để phòng ngừa biến chứng sức khỏe

Các phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán và đánh giá tình trạng của trẻ sinh non 31 tuần, các bác sĩ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Thông qua thăm khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng để kiểm tra sức khỏe và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng, bao gồm:

Thăm khám lâm sàng

Đối với thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi thăm tiền sử thai phụ, nghe nhịp tim, đo huyết áp,... Bước đầu sẽ hỏi sơ bộ để xác định tình trạng và chỉ định những xét nghiệm hoặc thăm khám cận lâm sàng chi tiết.

Thăm khám cận lâm sàng

Sau khi hỏi han sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm, siêu âm,... Cụ thể như sau:

  • Siêu âm: Giúp xác định tuổi thai, sự phát triển của thai nhi. Thông qua siêu âm còn giúp kiểm tra tình trạng nước ối, kiểm tra cổ tử cung để phát hiện thai phụ có nguy cơ sinh non hay không.
  • Chụp X-quang phổi để đánh giá tình trạng của phổi và khả năng thở của trẻ.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số: nồng độ oxy trong máu, nồng độ bilirubin, kiểm tra thiếu máu, nhiễm trùng,...
  • Siêu âm não qua thóp để kiểm tra tình trạng xuất huyết não ở trẻ bị sinh non.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Siêu âm thai định kỳ để nhận biết nguy cơ sinh non sớm

Siêu âm thai định kỳ để nhận biết nguy cơ sinh non sớm

Phương pháp điều trị trẻ bị sinh non 31 tuần

Tùy vào tình trạng của trẻ sinh non mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đối với các trẻ sinh non cần phải chăm sóc đặc biệt để giảm các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng, bao gồm:

  • Nuôi trẻ trong lồng ấp để sưởi ấm, giúp ổn định thân nhiệt và bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng.
  • Trẻ bị hội chứng suy hô hấp sẽ dùng các biện pháp hỗ trợ như: Thở oxy qua mặt nạ hoặc ống thông mũi, thở máy CPAP, điều trị bằng chất surfactant để giúp phổi hoạt động tốt hơn.
  • Đưa dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch cung cấp dưỡng chất nuôi cơ thể. Biện pháp này áp dụng cho trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, không bú được, không ăn qua đường miệng được.
  • Đối với trẻ đủ khỏe để tiêu hóa sữa thì có thể nuôi qua ống thông dạ dày.
  • Chiếu đèn nếu trẻ bị vàng da.
  • Đối với trẻ bị viêm ruột hoại tử sẽ cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng. Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn trẻ có thể cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần ruột bị hoại tử.
  • Trẻ sinh non có nguy cơ xuất huyết não. Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của xuất huyết, từ việc theo dõi chặt chẽ cho đến can thiệp bằng phẫu thuật (nếu cần).
  • Đối với trẻ bị bệnh võng mạc bác sĩ có thể chỉ định bắn tia laser hoặc phẫu thuật để ngăn chặn sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc.
  • Trẻ bị thiếu máu sẽ được truyền thêm máu hoặc bổ sung sắt.
  • Trẻ sinh non dễ gặp phải các đợt ngưng thở ngắn. Đối với trường hợp này bác sĩ có thể dùng thuốc kích thích hệ hô hấp hoặc các thiết bị thở để giúp trẻ duy trì nhịp tim.
  • Phương pháp da kề da tiếp xúc giúp tăng cường gắn kết với bố mẹ và bé, giúp ổn định thân nhiệt, ổn định nhịp thở, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Tùy vào tình trạng trẻ sinh non bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau

Tùy vào tình trạng trẻ sinh non bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa trẻ sinh non 31 tuần, các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Khám thai định kỳ thường xuyên để các bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Điều đó giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường để can thiệp kịp thời và ngăn chặn nguy cơ sinh non.
  • Đối với chị em phụ nữ có các bệnh lý như: Tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tim cần được kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai.
  • Điều trị viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu sớm để tránh gây kích thích tử cung dẫn đến sinh non.
  • Có thể sử dụng thêm hormone Progesterone theo sự chỉ định của bác sĩ để duy trì thai kỳ ổn định.
  • Đối với chị em có cổ tử cung ngắn hoặc yếu có thể được bác sĩ chỉ định khâu cổ tử cung để giảm nguy cơ sinh non. Tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất.
  • Luôn giữ tinh thần ổn định, vui vẻ, giảm căng thẳng, áp lực, stress,...
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không nên làm việc quá sức.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Tránh tăng cân hoặc giảm cân quá mức khi mang thai.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng ma túy trong thai kỳ.
  • Đảm bảo thời gian mang thai giữa các lần hợp lý để cơ thể phục hồi an toàn.
  • Đối với những phụ nữ có dấu hiệu sinh non, tiêm corticosteroid trước sinh để giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh hơn và giảm nguy cơ suy hô hấp sau khi sinh.

Giữ tinh thần vui vẻ, bổ sung dinh dưỡng đủ chất để có một thai kỳ khỏe mạnh

Giữ tinh thần vui vẻ, bổ sung dinh dưỡng đủ chất để có một thai kỳ khỏe mạnh

Các câu hỏi thường gặp

Trẻ sinh non 31 tuần nặng bao nhiêu là bình thường?

Thai nhi 31 tuần tuổi sẽ có cân nặng khoảng 1,3kg và chiều dài cơ thể khoảng 39cm. Chỉ số cân nặng, chiều dài cơ thể sẽ thay đổi tùy vào từng bé. Nếu cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh thì cân nặng sẽ đạt chuẩn hoặc to hơn. Nếu cơ thể mẹ yếu, thai nhi hấp thụ dinh dưỡng kém kích thước sẽ nhỏ hơn.

Trẻ sinh non 31 tuần có nuôi được hay không?

Nếu được can thiệp kịp thời và được chăm sóc đúng cách thì trẻ sinh non 31 tuần hoàn toàn có thể nuôi sống được. Bé sẽ được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện cho đến khi sức khỏe ổn định hẳn mới đưa về chăm sóc tại nhà. 

Tuy nhiên các bố mẹ cần phải chú ý đến yếu tố nhiễm trùng, vệ sinh, dinh dưỡng để giúp cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn. Đồng thời phải đưa trẻ đến khám định kỳ và đi khám khi có dấu hiệu bất thường.

Trẻ sinh non ở tuần 31 có cần chăm sóc NICU đặc biệt không?

Có. Khi chăm sóc ở phòng đặc biệt (NICU) sẽ giúp trẻ cải thiện dần sức khỏe tốt hơn. Tại đây bé được hỗ trợ hô hấp bằng máy thở, theo dõi nhịp tim, huyết áp thường xuyên, truyền dịch qua đường tĩnh mạch,...

Các bé sinh non 31 tuần cần ở trong phòng NICU bao lâu?

Thời gian nằm trong NICU sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của từng trẻ. Nếu trẻ khỏe, hô hấp tốt, tiếp nhận dinh dưỡng tốt sẽ chỉ cần ở lại một thời gian ngắn. Các bé có sức khỏe yếu sẽ ở lại lâu hơn. Thời gian sẽ không cố định ở một mốc cụ thể nào đó.

Tỷ lệ % sống sót của trẻ sinh non 31 tuần như thế nào?

Theo nghiên cứu thống kê, tỷ lệ sống sót của các bé sinh non từ tuần 30, 31 trở đi là khá cao, lên đến 98,5%. Tuy nhiên đối với các bé sinh non có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như: Thị giác, thính giác có vấn đề, chậm phát triển,...

Trẻ sinh non ở tuần 31 có tự thở được hay không?

Đối với các trẻ sinh non vấn đề hô hấp khá là yếu nên hầu hết các bé đều được hỗ trợ bằng máy thở ngay từ khi vừa mới chào đời. Việc sử dụng máy thở sẽ giúp đảm bảo chức năng hô hấp của cơ thể và phòng ngừa tình trạng suy hô hấp. 

Thời gian để trẻ sinh non 31 tuần có thể bắt kịp trẻ sinh đủ tháng là bao lâu?

Mặc dù trẻ sinh non sẽ phải đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe và phát triển nhưng bé vẫn có thể bắt kịp dấu mốc phát triển của trẻ sinh đủ tháng. Thông thường thời gian đó sẽ là khoảng 2 đến 3 tuổi thì cơ thể sẽ bắt kịp trẻ sinh đủ tháng.

Trẻ sinh non 31 tuần cần được chú ý và chăm sóc đặc biệt. Để phòng ngừa sinh non, chị em cần phải thăm khám định kỳ và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy tình trạng sinh non, bạn hãy ngay lập tức thăm khám ở các cơ sở uy tín. Bệnh viện Đại học Phenikaa với đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giúp mẹ và bé giữ thai kỳ lâu nhất có thể và chăm sóc cho em bé tốt nhất khi sinh ra.

calendarNgày cập nhật: 25/12/2024

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

  • World Health Organization: WHO. (2023, May 10). Preterm birth:  https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/preterm-birth 
  • Sanders, J. N., Simonsen, S. E., Porucznik, C. A., Hammoud, A., Smith, K. R., & Stanford, J. B. (2022). Fertility treatments and the risk of preterm birth among women with subfertility: a linked-data retrospective cohort study. Reproductive Health, 19(1): https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35351163/ 
  • Agatowski, T., & Agatowski, T. (2024, February 28). Baby Born at 30 weeks: Your 30-Week preemie | Peanut. Peanut. https://www.peanut-app.io/blog/baby-born-30-weeks 
  • Manuck, T. A., Rice, M. M., Bailit, J. L., Grobman, W. A., Reddy, U. M., Wapner, R. J., Thorp, J. M., Caritis, S. N., Prasad, M., Tita, A. T., Saade, G. R., Sorokin, Y., Rouse, D. J., Blackwell, S. C., Tolosa, J. E., Varner, M. W., Hill, K., Sowles, A., Postma, J., . . . VanDorsten, J. P. (2016). Preterm neonatal morbidity and mortality by gestational age: a contemporary cohort. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 215(1), 103.e1-103.e14. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4921282/
right

Chủ đề :