TS. Bác sĩ Vũ Tiến Thăng với hơn 20 năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cấp cứu thuộc nhiều chuyên khoa, bao gồm: Sản, Nhi, Ngoại, Nội, Tim mạch, Nam học, Tiết niệu…Sự đóng góp của TS. Bác sĩ Vũ Tiến Thăng trong ngành chính là minh chứng sống động cho câu nói "Thời gian là vàng" trong y học cấp cứu, nơi mỗi giây phút đều có thể là ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Giới thiệu
Quá trình đào tạo
Tốt nghiệp Bác sĩ Đại học Y Dược Thái Nguyên
Tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học Y Dược Thái Nguyên
Tốt nghiệp Tiến sĩ Học viện Quân Y
Kinh nghiệm công tác
06/2004 - 11/2007: Giảng viên bộ môn Nội - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
03/2005 - 4/2014: Bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
11/2007 - 8/2021: Chuyên viên phòng Đào tạo - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
4/2014 - 9/2023: Phó trưởng khoa Nội - HSCC Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
4/2017 - 12/2023: Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Phó trưởng Phòng KHTH-VTYT
8/2021 - 12/2023: Phó trưởng phòng Đào tạo - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
10/2023 - 12/2023: Trưởng khoa Nội – HSCC Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
01/2024: Phó trưởng khoa, Khoa Y - Trường đại học Phenikaa
T11/2024 - nay: PGĐ Trung tâm Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đại học Phenikaa
Giải thưởng và danh hiệu
Công trình nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu yếu tố nguy cơ, TNF-alpha, Interleukin ở bệnh nhân bệnh động mạch vành cấp.
- Xây dựng một số giải pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ loãng xương, thiểu cơ, béo phì ở phụ nữ mãn kinh và nam giới từ 50 tuổi trở lên tại tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ kháng sinh trong keo dán fibrin trộn erythromycin và cefazolin
- Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của keo dán fibrin trộn kháng sinh cefazolin.
- Đặc điểm Holter điện tâm đồ 24h ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
- Giá trị của điện sinh lý thần kinh - cơ trong chẩn đoán bệnh lý chèn ép rễ thần kinh.
- Khảo sát chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân sau mắc Covid - 19 đến khám tại bệnh viện trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên năm 2022.
Bài báo khoa học
- Tạp chí Y dược học Quân sự: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân NMCT điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
- Tạp chí Y học thực hành: Nồng độ IL-6, IL-10 ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
- Tạp chí Y học thực hành: Nghiên cứu Yếu tố nguy cơ, nồng độ IL-8, TNF-alpha ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
- Tạp chí Sinh lý học Việt Nam: Kết quả nghiên cứu bước đầu về tốc độ giải phóng kháng sinh và tác dụng kháng khuẩn in vitro của chế phẩm keo Fibrin -Cefazolin.
- Tạp chí Sinh lý học Việt Nam: Hiệu quả cầm máu và làm lành vết thương của keo fibrin tự thân trên động vật thực nghiệm.
- Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược: Khả năng làm lành vết thương hở của keo fibrin tự thân trộn cefazolin trên thỏ.
- Tạp chí Y học Việt Nam: Giá trị của sóng F trong chẩn đoán chèn ép rễ thần kinh.
- Tạp chí Y học Việt Nam: Đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí của bệnh nhân sau mắc COVID-19.
- Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên:Đặc điểm mật độ xương của đối tượng 10 đến 49 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên.
- Tạp chí Khoa học và công nghệ Y Dược: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
- Tạp chí Khoa học và công nghệ Y Dược: Kết quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn IIIa-IV chưa được điều trị thay thế thận tại khoa Nội thận tiết niệu và lọc máu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Các bài viết đã tham vấn chuyên môn
Không có bài viết.