Theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, học tập và công tác trong lĩnh vực y khoa 25 năm, Thầy thuốc ưu tú. BSCKII. BSNT. Lê Danh Vinh đã điều trị thành công cho hàng ngàn trường hợp cấp cứu hoặc mắc các bệnh lý nội khoa nặng. Ngoài ra, Thầy thuốc ưu tú. BSCKII Lê Danh Vinh còn đạt được nhiều thành tựu nhất định trong ngành y, đặc biệt là lĩnh vực Thận - Tiết niệu, lọc máu và nam khoa.
Giới thiệu
Quá trình đào tạo
1999 - 2002: Bác sĩ Nội trú Bệnh viện Bạch Mai - Đại học Y Hà Nội;
2003 - 2007: Bác sĩ điều trị, thư ký khoa học khoa Thận - Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai
10/2007 - 10/2008: Bác sĩ Nội trú tại Cộng hòa Pháp
2014 - 2016: Học bác sĩ chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành Thận tiết niệu, trường Đại học Y Hà Nội
2018 - 2020: Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai
2008 - 2024: Bác sĩ điều trị, thư ký khoa học Trung tâm Thận - Tiết niệu và lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.
Đã tham gia các khóa học liên quan đến chuyên khoa Thận tiết niệu tại: Pháp, Úc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan,..
Kinh nghiệm công tác
Nguyên là Ủy viên thường vụ Đoàn TNCS HCM Bệnh viện Bạch Mai.
Nguyên Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Bệnh viện Bạch Mai.
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh Thận - Tiết niệu, lọc máu tại Bệnh viện Bạch Mai. Hơn 2 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh Nam khoa tại Bệnh viện Bạch Mai.
Điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng tại khoa Thận - Tiết niệu như: Hội chứng thận hư, sỏi tiết niệu, viêm thận lupus, các bệnh lý thận mạn tính, suy thận do các nguyên nhân khác nhau ( Đái tháo đường, tăng huyết áp, gút mạn, sỏi tiết niệu,...)
Giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Hà Nội, tham gia công tác chấm thi lâm sàng các đối tượng học viên như: Bác sĩ nội trú, Bác sĩ CKI, Thạc sĩ tại Đại học Y Hà Nội.
Nguyên Thành viên và thư ký của Tiểu ban Xây dựng quy trình kỹ thuật chuyên ngành Thận tiết niệu Bộ Y tế.
Hiện giữ chức Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Phenikaa và giảng viên thỉnh giảng ĐH Phenikaa
T11/2024 - nay: Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Phenikaa
Giải thưởng và danh hiệu
- Nhận hơn 20 Giải thưởng là Bằng khen và giấy khen trong đó có 7 bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cấp thành phố.
- Nhận 12 lần danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 1 lần chiến sĩ thi đua cấp Bộ Y tế.
- Đạt danh hiệu thầy thuốc trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2011.
- Đạt danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2020.
Công trình nghiên cứu khoa học
- Chủ nhiệm nhiều đề tài cấp cơ sở; Thư ký đề tài cấp Bộ;
- Tham gia nhiều đề tài trong nước và quốc tế cùng với các Thầy, cô và các đồng nghiệp trong chuyên ngành Thận tiết niệu và lọc máu.
Bài báo khoa học
- So sánh độ thanh thải creatinin nội sinh giữa phương pháp tính theo công thức cổ điển và phương pháp ước tính theo công thức Cockcroft Gault trên bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính, 2003, Tạp chí Y học lâm sang Bênh viện Bạch Mai;
- Nghiên cứu dịch tễ học bệnh lý cầu thận ở người trưởng thành tại khu vực Hà Nội và Bắc Giang đồng thời đề xuất giải pháp can thiệp, 2008, tạp chí Y học lâm sang Bệnh viện Bạch Mai;
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp siêu lọc máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư không đáp ứng với lợi tiểu, 2009, Tạp chí Y học lâm sang Bệnh viện Bạch mai;
- Ito J, Dung DT, Vuong MT, Tuyen do G, Vinh le D, Huong NT, Ngoc TB, Ngoc NT, Hien MT, Hao DD, Oanh LT, Lieu do T, Fujisawa M, Kawabata M, Shirakawa T. Impact and perspective on chronic kidney disease in an Asian developing country: a large-scale survey in North Vietnam. Nephron Clin Pract. 2008;109(1):c25-32. Epub 2008 May 23;
- Đánh giá tình trạng huyết áp khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển (enalapril) ở bệnh nhân viêm cầu thận mạn, 2014, Tạp chí Nghiê n cưú Y học, Đại Học Y Hà Nội;
- Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại khoa Thận - Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai, 2019, Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai
Các bài viết đã tham vấn chuyên môn

Tinh trùng loãng là gì? Các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa
Tinh trùng loãng được hiểu là gì? Những dấu hiệu, nguyên nhân và các phương pháp chẩn đoán, điều trị tinh trùng bị loãng như thế nào? Click tìm hiểu ngay!

Suy thận là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị, phòng ngừa
Suy thận là bệnh gì? Những dấu hiệu và nguyên nhân gây nên tình trạng suy thận? Đâu là cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả? Nội dung sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Xuất tinh ngược dòng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh
Xuất tinh ngược dòng là gì? Những dấu hiệu cũng như các phương pháp chẩn đoán và điều trị xuất tinh ngược dòng? Tham khảo ngay để hiểu rõ.

Mãn dục nam là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh
Mãn dục nam là gì? Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ra sao? Có cách nào điều trị không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết, xem ngay!