Bệnh tim không nên làm gì?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Mai Linh
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Ông nội tôi bị bệnh tim được mấy năm nay rồi. Theo tôi tìm hiểu thì được biết chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động cũng có thể làm bệnh nặng hơn. Vậy bệnh tim không nên làm gì để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn thưa bác sĩ?
calendarĐã trả lời: 13/01/2025

Chào bạn! Với thắc mắc của bạn, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa xin được giải đáp như sau:

Bệnh tim là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và hạn chế tiến triển của bệnh. Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc bệnh tim.

Ông bạn khi mắc bệnh tim thì cần tránh một số thói quen sinh hoạt, thực phẩm,... có thể làm tình trạng sức khỏe xấu đi. Trước hết, ông bạn cần thay đổi chế độ ăn không lành mạnh như ăn mặn, ăn quá ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, uống rượu bia. Bên cạnh đó, ông bạn cần quản lý căng thẳng, tập thể dục đều đặn, không nên ngồi quá lâu, không luyện tập quá sức, ngủ đủ giấc, đúng giờ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Bệnh tim có thể tiến triển xấu đi khi người bệnh sử dụng thực phẩm không lành mạnh

Bệnh tim có thể tiến triển xấu đi khi người bệnh sử dụng thực phẩm không lành mạnh

Trên đây là giải đáp của bác sĩ với thắc mắc Bệnh tim không nên làm gì. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin quan trọng khác về bệnh tim để chăm sóc ông nội đúng cách, giảm nguy cơ biến chứng, giúp ông sống khỏe dài lâu:

Bị bệnh tim có thể gặp các biến chứng nào?

Bệnh tim có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng tùy thuộc tình trạng sức khỏe tổng thể và loại bệnh tim của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến với người bệnh tim mạch:

Rối loạn nhịp tim

Đây là biến chứng phổ biến với người bệnh tim, xảy ra khi tim đập không theo nhịp bình thường, quá nhanh hoặc quá chậm. Triệu chứng thường là chóng mặt, hồi hộp, đau tức ngực và khó thở thậm chí có thể ngất hoặc đột tử.

Suy tim

Suy tim là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân có vấn đề tim mạch. Tình trạng xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để cung cấp cho cơ thể. Người bệnh sẽ bị khó thở, mệt mỏi, đau ngực, phù chân... cần cấp cứu kịp thời nếu không chứng suy tim có thể dẫn đến tổn thương chức năng các cơ quan khác, thậm chí đe dọa tính mạng.

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là biến chứng dễ gặp ở người cao tuổi mắc bệnh tim xảy ra khi một phần cơ tim bị thiếu máu, dẫn đến suy yếu hoặc hoại tử. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.

Bệnh tim nhiều khả năng chuyển biến thành bệnh suy tim

Bệnh tim nhiều khả năng chuyển biến thành bệnh suy tim

Biến chứng ở van tim

Các bệnh lý ở van tim thường diễn ra trong thời gian dài hàng chục năm, khi có biểu hiện bệnh lý, các bệnh lý van tim thường đã tổn thương nặng. Hậu quả của bệnh lý van tim là suy tim, đột quỵ hoặc đột tử do tim.

Sung huyết phổi, suy hô hấp

Khi tim không bơm máu hiệu quả, máu có thể ứ lại trong phổi, gây sung huyết, sưng phù phổi làm người bệnh khó thở. Từ đó, bệnh có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính với triệu chứng như khó thở, ho khan hoặc ho có bọt hồng...

Tổn thương gan thận

Suy tim làm giảm lưu lượng máu đến thận và gan, có thể dẫn đến suy thận, tổn thương gan, tăng nguy cơ mắc xơ gan.

Đột tử 

Đột tử là một biến chứng nguy hiểm nhất với bệnh nhân bị tim. Vấn đề này thường do rối loạn nhịp tim như nhịp nhanh thất hoặc rung tâm thất. Việc kiểm soát và bệnh lý tim mạch bài bản, đúng hướng dẫn y khoa hoặc cấy ghép máy khử rung tim có thể giúp ngăn ngừa biến chứng này.

Bệnh tim có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, hệ hô hấp

Bệnh tim có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, hệ hô hấp

Có thể điều trị bệnh tim dứt điểm không?

Bệnh tim ở người cao tuổi thường không thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm mục đích là quản lý bệnh hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng, tăng chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho bệnh nhân.

Dưới đây là các phương pháp phổ biến được áp dụng để điều trị bệnh tim ở người cao tuổi:

Điều trị nội khoa với thuốc

Tùy triệu chứng, tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc dưới đây cho đối tượng bệnh nhân lớn tuổi bị tim mạch:

  • Thuốc chống tăng huyết áp, ức chế men chuyển (ACE inhibitors).
  • Thuốc chẹn beta.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II thay thế cho thuốc ACE.
  • Thuốc đối kháng Aldosterone.
  • Thuốc ức chế thụ thể SGLT.
  • Thuốc tăng co bóp cơ tim.
  • Các thuốc khác: Nitrate, statin, Digoxin (Lanoxin), thuốc làm loãng máu,... tùy tình trạng của người bệnh để điều chỉnh liệu trình thuốc phù hợp. Thường được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt.

Can thiệp hoặc phẫu thuật

Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tim có thể cần điều trị bằng can thiệp hoặc phẫu thuật nếu nguyên nhân là do các vấn đề như bệnh van tim, hẹp động mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim. Các phương pháp can thiệp, phẫu thuật bao gồm:

  • Thông động mạch bằng thủ thuật đặt stent hoặc bắc cầu động mạch vành.
  • Phẫu thuật thay van tim khi bệnh nhân bị hẹp hoặc hở van tim nghiêm trọng.
  • Lắp máy khử rung tim tự động (ICD) điều chỉnh nhịp tim và phòng ngừa đột tử do rối loạn nhịp thất.
  • Liệu pháp cấy máy tái đồng bộ thất giúp hai tâm thất tim co bóp đồng bộ.
  • Cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất (VADs) vào ngực để thay thế chức năng bơm máu của tim.
  • Ghép tim khi có chỉ định.

Bệnh tim không thể điều trị dứt điểm, cần kiểm soát bệnh lâu dài

Bệnh tim không thể điều trị dứt điểm, cần kiểm soát bệnh lâu dài

Cách sống chung với bệnh tim ngăn ngừa biến chứng

Ngăn ngừa khi mắc bệnh tim là nhiệm vụ quan trọng vì bệnh lý này không thể điều trị triệt để. Dưới đây là những biện pháp cụ thể giúp ngăn ngừa bệnh tim tiến triển xấu, tăng chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh:

  • Luôn thăm khám bệnh định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định và liệu lượng được bác sĩ kê đơn.
  • Người bệnh và người chăm sóc cân luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh để nhận biết các biểu hiện bất thường và can thiệp y tế sớm. Các dấu hiệu bất thường gồm có: Khó thở, mệt mỏi, đau ngực, choáng váng, ngất xỉu,...
  • Lối sống lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh tim mạch. Bệnh nhân nên xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng theo khả năng sức khỏe, kiểm soát cân nặng, ngừng hút thuốc, sử dụng rượu bia,... 
  • Đặc biệt người bệnh tim cần nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực.
  • Chế độ ăn uống với người bệnh tim cũng rất quan trọng để kiểm soát bệnh, hạn chế biến chứng. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá béo và ngũ cốc nguyên hạt. 
  • Giảm ăn thực phẩm không tốt chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, bơ và phô mai, thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều muối, đường,...

Bệnh tim cần thăm khám định kỳ và chú ý đặc biệt đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng

Bệnh tim cần thăm khám định kỳ và chú ý đặc biệt đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng

Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi: Bị bệnh tim không nên làm gì cũng như những thông tin liên quan khác về tình trạng sức khỏe này. Khi cần thăm khám và điều trị, hãy tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Bệnh viện Đại học Phenikaa với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc tân tiến để đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng mỗi bệnh nhân.

calendar

13/01/2025

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.