Bệnh xương khớp kiêng ăn gì?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Hoàng Thu Thủy, 40 tuổi – Đà Nẵng
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào Bác sĩ! Mẹ chồng tôi gặp vấn đề về xương khớp, hay đau đầu gối, khớp tay,... Tôi nghe nói có một vài loại thực phẩm càng ăn nhiều càng khiến đau xương khớp hơn. Vậy xin hỏi bệnh xương khớp kiêng ăn gì để tránh nặng thêm ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!
calendarĐã trả lời: 18/12/2024

Chào bạn! Với thắc mắc của bạn, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa xin được giải đáp như sau:

Người bị bệnh xương khớp sẽ gặp nhiều triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Để điều trị bệnh xương khớp, người bệnh ngoài sử dụng thuốc kết hợp các phương pháp điều trị đặc hiệu thì thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh là rất cần thiết.

Người bị bệnh xương khớp nên kiêng những thực phẩm có hàm lượng puric cao, có khả năng làm tăng axit uric, dẫn đến các cơn đau viêm khớp cấp hoặc viêm khớp mạn tính. Do đó, để hạn chế tình trạng viêm, mẹ chồng bạn cần giảm tối đa lượng tiêu thụ các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chế biến có nhiều đường và carbohydrate tinh chế.
  • Chất béo chuyển hóa có trong một số loại bơ, mỡ và đồ ăn nhẹ chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng,...
  • Thực phẩm có nhiều natri.
  • Rượu, bia và các chất kích thích.
  • Các thực phẩm có hàm lượng purin cao như: Nước luộc thịt, nấm, măng tây, phủ tạng động vật: gan, bầu dục, tim,....

Bệnh xương khớp cần kiêng thịt đỏ, thực phẩm chiên rán 

Bệnh xương khớp cần kiêng thịt đỏ, thực phẩm chiên rán 

Chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của bạn về bệnh xương khớp kiêng ăn gì trên đây để bạn biết và xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày phù hợp tình trạng sức khỏe của mẹ chồng. Ngoài giải đáp trên chúng tôi cũng muốn lưu ý thêm với bạn một số thông tin liên quan tới chứng đau xương khớp, đặc biệt là biến chứng và cách phòng ngừa, mời bạn tham khảo:

Người bị bệnh xương khớp nên ăn gì?

Những người bị các bệnh xương khớp nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, bao gồm:

Thực phẩm chống viêm

  • Cá: Giàu axit béo omega-3, có đặc tính chống viêm. Ví dụ bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích,...
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt chia và hạt lanh là nguồn cung cấp axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa dồi dào.
  • Dầu ô liu: Chứa oleocanthal, có đặc tính tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại thực phẩm như yến mạch, gạo lứt và hạt diêm mạch có nhiều chất xơ, có thể giúp giảm viêm.
  • Các loại đậu: Đậu và đậu lăng chứa nhiều chất xơ và protein, giúp thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh.

Trái cây

  • Quả mọng (ví dụ như quả việt quất, dâu tây) có nhiều chất chống oxy hóa.
  • Quả anh đào: Có thể làm giảm viêm và đau.
  • Cam và các loại trái cây họ cam quýt khác: Chứa nhiều vitamin C, rất quan trọng cho quá trình hình thành collagen.

Rau

  • Rau lá xanh (ví dụ, rau bina, cải xoăn) cung cấp vitamin và khoáng chất.
  • Rau họ cải (ví dụ, bông cải xanh, cải Brussels) chứa sulforaphane, có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp.

Gia vị và thảo mộc

  • Nghệ: Chứa curcumin, một hợp chất chống viêm mạnh. Thêm hạt tiêu đen có thể tăng cường khả năng hấp thụ.
  • Gừng: Được biết đến với đặc tính chống viêm và có thể dùng tươi, làm gia vị hoặc pha vào trà.
  • Tỏi: Có đặc tính chống viêm và tăng cường miễn dịch.

Một số loại thực phẩm khác

  • Trà xanh: Chứa polyphenol, có thể giúp giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương sụn.
  • Thực phẩm lên men: Sữa chua, kefir,... có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột, có liên quan đến tình trạng viêm.

Bệnh xương khớp có những biến chứng nào?

Bệnh xương khớp không chỉ gây ra triệu chứng đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của bệnh xương khớp:

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn gây ra sự cọ xát giữa các đầu xương. Biến chứng của bệnh bao gồm:

  • Đau khớp mãn tính: Đau tăng lên khi vận động, gây hạn chế hoạt động hàng ngày.
  • Biến dạng khớp: Khi khớp bị tổn thương nặng, có thể dẫn đến biến dạng, ảnh hưởng đến hình dáng và chức năng khớp.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp bao xơ bị rách, khối nhân nhầy bên trong thoát ra và chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh. Biến chứng bao gồm:

  • Đau thần kinh: Cơn đau có thể lan rộng xuống chân hoặc tay, gây khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt hàng ngày.
  • Yếu cơ: Chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của người bệnh.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, thường do thoát vị đĩa đệm hoặc các vấn đề khác ở cột sống, gây ra các biến chứng như:

  • Giảm khả năng vận động: Cơn đau có thể gây khó khăn trong việc đi lại và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Rối loạn cảm giác: Có thể gây tê bì hoặc cảm giác bất thường ở chân, tăng nguy cơ té ngã cho người bệnh.

Bệnh viêm xương khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, gây viêm màng hoạt dịch ở các khớp. Biến chứng bao gồm:

  • Biến dạng khớp: Viêm kéo dài có thể dẫn đến biến dạng và dính khớp, làm mất khả năng vận động.
  • Tổn thương nội tạng: Bệnh có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim và phổi nếu không được điều trị kịp thời.


Bệnh xương khớp có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sinh hoạt của người bệnh

Bệnh xương khớp có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sinh hoạt của người bệnh

Có thể chữa khỏi bệnh xương khớp không?

Bệnh xương khớp là một bệnh lý mạn tính, cần điều trị dài hạn chứ không thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị nhằm mục tiêu giảm viêm, giảm đau, ngăn chặn quá trình tổn thương khớp, ổn định bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Điều trị bệnh xương khớp cần kết hợp các phương pháp sau tùy tình trạng của người bệnh:

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Đây là loại thuốc chính được bác sĩ kê đơn, giúp làm giảm triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh. Ví dụ: Methotrexate, Hydroxychloroquine và Sulfasalazine.
  • Thuốc sinh học: Đây là liệu trình thuốc thay thế khi DMARDs không hiệu quả. Thuốc sinh học như thuốc kháng IL-6 hoặc kháng TNF-alpha thường được tiêm hoặc truyền.
  • Thuốc ức chế JAK: Dành cho bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh xương khớp trung bình đến nặng và thất bại với Methotrexate. Thuốc có tác dụng cắt đứt tín hiệu gây viêm, như Tofacitinib và Baricitinib.
  • Thuốc giảm đau: Giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, giảm cơn đau bùng phát.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau và chống viêm nhưng không ngăn chặn tiến triển của bệnh. Ví dụ: Ibuprofen, Naproxen hoặc Diclofenac.
  • Thuốc Steroid: Giúp giảm đau và ngừa cứng khớp, thường dùng ngắn hạn do có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài.

Bệnh nhân xương khớp cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân xương khớp cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị hỗ trợ

  • Vật lý trị liệu: Bệnh nhân cần thực hiện các bài tập cải thiện sức mạnh cơ bắp và linh hoạt cho các khớp dưới sự hướng dẫn, thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Dụng cụ hỗ trợ: Bệnh nhân có thể cần sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ như nẹp, đế lót giày,... để bảo vệ khớp và hỗ trợ vận động hàng ngày.
  • Liệu pháp bổ sung: Các liệu pháp như châm cứu, massage, chườm nóng,... có thể giúp tăng cường lưu thông máu và làm dịu cơn đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh, người chăm sóc về chế độ dinh dưỡng để hạn chế bệnh tiến triển xấu.

Phẫu thuật

Khi tổn thương khớp tiến triển nghiêm trọng, phẫu thuật chính là lựa chọn cuối cùng. Bác sĩ sẽ thay thế khớp tổn thương bằng khớp nhân tạo. Các loại khớp thường được chỉ định thay thế khớp nhân tạo là khớp gối, khớp háng hoặc khớp bàn tay.

Bệnh xương khớp nghiêm trọng có thể được chỉ định phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo

Bệnh xương khớp nghiêm trọng có thể được chỉ định phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo

Làm sao để chăm sóc người bệnh xương khớp tránh biến chứng?

Để bảo vệ xương khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng bệnh xương khớp, người bệnh nên thực hiện theo các lời khuyên sau đây:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và tăng cường sức khỏe xương khớp. Người bệnh xương khớp nên tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ, đặc biệt là vitamin B, C, E, kali và magie. 

Bên cạnh đó, người bệnh hãy bổ sung đủ protein cho cơ thể từ thịt, cá, trứng, sữa và đậu, cùng với thực phẩm giàu canxi và vitamin D như cá béo, gan và pho mát. Đồng thời, họ cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo xấu để tránh thừa cân, tăng áp lực lên xương và tăng tình trạng sưng viêm cho khớp.

Loại bỏ thói quen xấu

Hút thuốc và uống rượu bia có thể gây hại cho sức khỏe xương khớp. Người bệnh bị xương khớp nên từ bỏ các thói quen này để bảo vệ sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Thường xuyên vận động hợp lý

Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường mật độ xương và sức mạnh cơ bắp. Bạn có thể chọn các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga để giúp xương khớp dẻo dai nhưng đừng quên khởi động kỹ trước khi tập và tránh tập quá sức để bảo vệ xương khớp.

Người bệnh xương khớp cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa biến chứng

Duy trì cân nặng hợp lý

Cân nặng lớn sẽ tăng áp lực lên xương và khớp, từ đó khiến bệnh xương khớp trầm trọng hơn. Kiểm soát cân nặng qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện là việc làm cần thiết để giảm nguy cơ bệnh xương khớp biến chứng xấu.

Tránh lao động, mang vác nặng và sinh hoạt không điều độ

Người bị bệnh xương khớp không nên ngồi nhiều hoặc nằm đệm quá lâu, không mang vác nặng, lao động quá sức,... để bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Thăm khám định kỳ hay khi có dấu hiệu bất thường

Người bệnh xương khớp mãn tính nên thăm khám định kỳ giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh, thay đổi liệu trình thuốc,... để tầm soát hiệu quả vấn đề xương khớp. Ngoài ra, bất kỳ khi nào người bệnh có các triệu chứng bất thường như đau nhức nhiều, sưng đỏ, khớp kêu khi đi lại,... thì nên đến gặp bác bác sĩ ngay để can thiệp, điều trị sớm.

photo

Người bệnh xương khớp cần thăm khám định kỳ để tầm soát biến chứng

Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp về bệnh xương khớp kiêng ăn gì cũng như những thông tin liên quan, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh để chăm sóc người thân mắc bệnh tốt hơn. Bệnh viện Đại học Phenikaa với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc tân tiến, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong việc chăm sóc và chẩn trị, vật lý trị liệu,... giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe xương khớp. Hãy liên hệ với PhenikaaMec để nhận được tư vấn, đặt khám để kiểm soát, chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình bạn.

calendar

18/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.