Chào bạn! Với thắc mắc của bạn, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa xin được giải đáp như sau:
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc thường do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây nên. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ phù hợp.
Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ thường là thuốc kháng sinh dạng dung dịch hoặc mỡ để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm triệu chứng. Ngoài thuốc kháng sinh, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng thêm các sản phẩm giúp nhanh hồi phục như: Nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý, thuốc kháng histamin,...
Đau mắt đỏ cần sử dụng thuốc nhỏ có thành phần kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Bác sĩ đã giải đáp giúp bạn giải đáp thắc mắc đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì. Để hiểu rõ hơn về các sản phẩm thuốc nhỏ trị đau mắt đỏ và lưu ý khi dùng, mời bạn tham khảo thêm những thông tin liên quan dưới đây.
Bị đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì nhanh khỏi?
Đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể biến chuyển xấu, ảnh hưởng đến thị lực. Dưới đây là một số loại thuốc nhỏ mắt thường được bác sĩ chỉ định để điều trị đau mắt đỏ:
Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) được nhiều bác sĩ khuyên dùng vì tính an toàn và dịu nhẹ. Mặc dù nó không phải thuốc điều trị nhưng giúp làm sạch mắt, tạo độ ẩm, giảm cảm giác khó chịu ở mắt. Người bệnh có thể nhỏ nước muối nhiều lần trong ngày để mắt cảm thấy dễ chịu hơn.
Thuốc Ofloxacin 0,3%
Ofloxacin là một loại kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone, có phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả cả với vi khuẩn cả gram âm và gram dương. Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp đau mắt đỏ do nhiễm trùng vi khuẩn. Liều lượng thông thường là 2 giọt mỗi bên mắt, 4 lần/ngày. Ofloxacin sẽ không đem lại hiệu quả đối với nhiễm trùng do virus.
Thuốc nhỏ Ofloxacin 0,3% trị đau mắt đỏ
Ciprofloxacin
Tương tự như Ofloxacin, Ciprofloxacin cũng là một loại thuốc kháng sinh nhỏ mắt và thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, thường được bác sĩ chỉ định cho đau mắt đỏ. Liều lượng và tần suất, thời gian sử dụng sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng bệnh, thường triệu chứng đau mắt sẽ giảm đáng kể sau 2 - 3 ngày sử dụng.
Thuốc Neomycin
Neomycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, có tác dụng tiêu diệt cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Liều lượng sử dụng thường là 3 - 4 lần/ngày, thời gian dùng theo chỉ định của bác sĩ. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là kích ứng và ngứa rát mắt ngay sau khi nhỏ và thường sẽ giảm dần sau thời gian ngắn.
Thuốc Tobramycin 0,3%
Tobramycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid, thường được kê đơn cho trường hợp đau mắt đỏ nặng do vi khuẩn gram âm hiếu khí. Liều lượng sử dụng là 1 giọt mỗi mắt, 4 giờ/lần, sử dụng trong khoảng 5 - 7 ngày. Người bệnh cần sử dụng thuốc này dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý tăng/giảm liều lượng và thời gian nhỏ thuốc.
Thuốc nhỏ Tobramycin 0,3% trị đau mắt đỏ cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Khi dùng thuốc nhỏ trị đau mắt đỏ cần lưu ý những gì?
Để việc sử dụng thuốc nhỏ trị đau mắt đỏ đạt hiệu quả người bệnh cần tuân thủ các lưu ý dưới đây:
- Khi sử dụng dung dịch Natri Clorid 0,9% nên dùng 3 - 5 lần/ngày, không sử dụng nhiều, có thể làm mắt khó chịu.
- Nếu phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc nhỏ mắt khác nhau, không nên nhỏ cùng lúc. Tốt nhất hãy nhỏ mỗi loại thuốc cách nhau ít nhất 30 phút để đảm bảo hiệu quả tối ưu, không khiến thuốc bị pha loãng, giảm hiệu quả sử dụng.
- Khi cần sử dụng đồng thời thuốc nhỏ mắt dạng nước và thuốc mỡ, nên ưu tiên sử dụng thuốc nước trước. Sau khoảng 3 – 5 phút, bạn mới nên dùng thuốc mỡ để tránh làm giảm khả năng hấp thu của thuốc nước.
Đôi khi thuốc trị đau mắt đỏ cần kết hợp nhiều loại theo triệu chứng, tình trạng mỗi bệnh nhân
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ bệnh đau mắt đỏ, lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt trị bệnh và có lời giải đáp cho thắc mắc Đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì. Để đảm bảo việc điều trị đúng, mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh biến chứng, bạn nên đưa bé đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đại học Phenikaa với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc tân tiến. Bệnh viện có thể hỗ trợ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất với tình trạng của bé. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để xin sự tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc hay đặt lịch khám sẽ luôn được hỗ trợ nhanh chóng.