Đau răng khôn nên làm gì?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Cảm ơn bác sĩ! Thùy Hương, 24 tuổi, Hà Nội.
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ, tôi đang bị đau răng khôn và cảm thấy rất khó chịu. Tôi muốn hỏi bác sĩ trong trường hợp này tôi nên làm gì để giảm đau? Có cách nào để làm dịu cơn đau tạm thời không? Cảm ơn bác sĩ!
calendarĐã trả lời: 17/12/2024

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp của Bệnh viện Đại học Phenikaa. Với câu hỏi đau răng khôn nên làm gì chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Nên giảm đau tạm thời và tới gặp bác sĩ thăm khám tình trạng răng khôn để điều trị phù hợp

Nên giảm đau tạm thời và tới gặp bác sĩ thăm khám tình trạng răng khôn để điều trị phù hợp

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc đau răng khôn nên làm gì. Để điều trị tình trạng đau răng khôn hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin dưới đây:

Tại sao khi mọc răng khôn thường gây đau?

Mọc răng khôn thường gây khó chịu đối với nhiều người. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến răng khôn gây đau nhức:

  • Răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm: Răng khôn là răng cuối cùng mọc lên.Vì xương hàm không đủ rộng nên răng khôn dễ mọc lệch hoặc ngầm, gây áp lực lên mô và các răng bên cạnh, dẫn đến đau và viêm nhiễm.
  • Viêm quanh thân răng: Khi răng khôn mọc lên một phần và bị che khuất bởi nướu, vi khuẩn có thể tích tụ dưới nướu và gây viêm nhiễm,gây đau nhức kéo dài, sưng và có mùi hôi miệng.

Cách giảm đau tạm thời do mọc răng khôn

Việc đau răng khôn có thể khiến bạn mất ngủ, khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt. Để giảm cơn đau nếu chưa kịp đi khám, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như sau:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm sạch vùng nướu xung quanh răng khôn, giảm sưng và viêm. Bạn có thể súc miệng với nước muối ấm 2-3 lần mỗi ngày để làm dịu cơn đau.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Các thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ và không nên lạm dụng thuốc.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Dùng bàn chải mềm để chải răng và làm sạch khu vực xung quanh răng khôn. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và làm giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Súc miệng nước muối ấm giúp giảm cơn đau do mọc răng khôn

Súc miệng nước muối ấm giúp giảm cơn đau do mọc răng khôn

Khi nào tình trạng đau do mọc răng khôn nên đến gặp bác sĩ?

Đa số trường hợp đau răng khôn sẽ cần điều trị, dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám ngay:

  • Đau kéo dài trên một tuần không giảm.
  • Sưng lớn ở nướu hoặc có dấu hiệu mủ quanh răng khôn.
  • Khó mở miệng, khó nhai.
  • Sốt hoặc cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu nhiễm trùng nặng.

Đau răng khôn kéo dài trên 1 tuần cần đi khám để điều trị

Đau răng khôn kéo dài trên 1 tuần cần đi khám để điều trị

Các phương pháp điều trị đau do mọc răng khôn

Khi đến bệnh viện, tùy vào mức độ và tình trạng răng khôn của bạn, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như:

  • Nhổ răng khôn: Nếu răng khôn mọc lệch hoặc ngầm bác sĩ có thể chỉ định nhổ.
  • Điều trị viêm nhiễm quanh răng khôn trước khi nhổ: Nếu nướu xung quanh răng khôn đã bị viêm, bác sĩ sẽ cần làm sạch và điều trị viêm trước khi quyết định nhổ răng.
  • Hướng dẫn chăm sóc để tránh viêm nhiễm với những trường hợp răng có thể mọc lên không gây biến chứng.

Răng khôn thường được nhổ bỏ để hạn chế gây biến chứng

Răng khôn thường được nhổ bỏ để hạn chế gây biến chứng

Các biến chứng nếu không điều trị răng khôn kịp thời

Răng khôn mọc bất thường nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như:

  • Viêm nha chu hoặc sâu răng kế cận: Răng khôn mọc lệch có thể gây tổn thương răng bên cạnh, khiến răng kế cận dễ bị viêm nha chu hoặc sâu.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Viêm nhiễm từ răng khôn có thể lây lan sang các khu vực khác, bao gồm cổ và vùng lân cận. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây áp xe và cần phẫu thuật.

Những lưu ý cần nhớ sau khi nhổ răng khôn để nhanh hồi phục

Sau khi nhổ răng khôn, để quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ bạn nên tuân theo các hướng dẫn sau:

  • Chườm lạnh trong 24 giờ đầu: Việc chườm lạnh giúp giảm sưng nhanh chóng.
  • Không khạc nhổ hoặc súc miệng mạnh: Điều này có thể làm bong cục máu đông bảo vệ vùng mới nhổ răng, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Tránh các loại thực phẩm cứng và nóng: Để bảo vệ khu vực nhổ răng, nên ăn thức ăn mềm, nguội, tránh thức ăn nóng hoặc có cồn trong ít nhất một tuần.
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn: Uống thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh (nếu có) theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo vết nhổ nhanh chóng lành lại.

Sau khi nhổ răng khôn cần theo dõi và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để nhanh hồi phục

Sau khi nhổ răng khôn cần theo dõi và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để nhanh hồi phục

Đau răng khôn là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây nhiều phiền toái nếu không được xử lý đúng cách. Bạn có thể thử các biện pháp giảm đau tại nhà như súc miệng nước muối và sử dụng thuốc giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy đến Bệnh viện Đại học Phenikaa để được thăm khám và điều trị. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất.

calendar

17/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.