Chào bạn! Với thắc mắc của bạn, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa xin được giải đáp như sau:
Đau răng là cảm giác đau nhức ở một hoặc nhiều răng, thường bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng,... Đau răng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Khi bị đau răng, bạn nên đi khám nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và được điều trị thích hợp. Tùy theo nguyên nhân gây đau mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Bạn có thể cần dùng đến thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen, kết hợp với các loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng phù hoặc kháng sinh (nếu đau răng do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng).
Đau răng bắt nguồn từ nguyên nhân nên sẽ có liệu trình thuốc khác nhau
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc của bạn là đau răng uống thuốc gì. Để hiểu thêm về vấn đề, đặc biệt là nguyên nhân và cách chăm sóc để đau răng nhanh khỏi, mời bạn tham khảo thêm các thông tin liên quan được chúng tôi đề cập dưới đây:
Nguyên nhân gây đau răng là gì?
Đau răng hay nhức răng là tình trạng bạn cảm thấy ê buốt, đau nhói ở bề mặt hoặc bên trong răng. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng:
- Sâu răng: Vi khuẩn trong miệng tạo ra axit tấn công men răng, hình thành lỗ sâu. Nếu không được điều trị, sâu răng có thể dẫn đến nhiễm trùng và mất răng.
- Răng nhạy cảm ê buốt: Cơn đau xuất hiện khi ăn hoặc uống đồ lạnh, nóng hoặc khi có tác động vật lý.
- Răng nứt vỡ: Răng bị mẻ hoặc miếng trám bị hỏng có thể gây đau nhức.
- Nhiễm khuẩn (Áp xe răng): Vi khuẩn tích tụ có thể gây viêm nướu hoặc áp xe.
- Răng mọc kẹt hoặc mọc lệch: Với người trưởng thành, khi răng khôn mọc bị lệch, không đủ chỗ có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, gây đau nhức kéo dài.
- Bệnh nha chu: Viêm nướu do vi khuẩn, có thể dẫn đến tiêu xương và mất răng nếu không được điều trị.
Sâu răng, nhiễm khuẩn hoặc răng khôn mọc lệch là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng
Bị đau răng không chữa ngay có nguy hiểm không?
Nhiều người nghĩ đau răng chỉ xảy ra nhất thời, một vài ngày sẽ hết nên chủ quan không điều trị. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
Với các vấn đề nghiêm trọng như đau răng do sâu răng, nhiễm trùng, áp xe,... nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất răng, tụt lợi, nhiễm khuẩn hô hấp,... Do đó khi có triệu chứng đau răng, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Đau răng cần điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng
Bị đau răng nên làm gì?
Khi đau răng bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây đau, bạn có thể áp dụng tại nhà một số biện pháp để cải thiện giảm triệu chứng đau theo hướng dẫn dưới đây:
- Súc miệng với nước muối ấm trong 30 giây nhiều lần trong ngày để sát khuẩn, giảm sưng và làm sạch khoang miệng.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen hỗ trợ nếu đau nhiều.
- Sử dụng một số loại thảo dược như trà bạc hà, cỏ xạ hương,... giúp chứng đau dễ chịu hơn.
Đau răng mức độ nhẹ bạn có thể chườm lạnh để giảm đau
Khi nào cần khám bác sĩ?
Bị đau nhức răng không thuyên giảm, có triệu chứng như sưng tấy, mủ, cơn đau dữ dội hơn, bạn nên đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh tình trạng nặng hơn. Bác sĩ nha khoa sẽ tìm ra nguyên nhân và có các phương án điều trị cụ thể như:
- Sâu răng: Bác sĩ sẽ trám răng.
- Viêm tủy: Bác sĩ sẽ thực hiện chữa tủy và tùy tình trạng răng sẽ quyết định trám hoặc nhổ.
- Viêm nha chu: Điều trị lấy cao răng hoặc nạo túi nha chu kết hợp dùng thuốc kê đơn.
- Áp xe răng: Rạch ổ áp xe để thoát mủ và dùng thuốc điều trị nhiễm khuẩn.
- Răng khôn: Có thể cần nhổ nếu mọc lệch hoặc gây đau.
- Gãy răng: Có thể cần trám hoặc bọc sứ, nếu chân răng bị tổn thương thì cần nhổ.
Các thuốc thường dùng trong nha khoa
Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được bác sĩ chuyên khoa dùng điều trị cho vấn đề đau răng:
- Paracetamol/Acetaminophen: Thuốc giảm đau và hạ sốt, có tác dụng kéo dài từ 4–6 giờ.
- Thuốc không steroid (NSAIDs): Giảm đau chống viêm hiệu quả. Các loại thuốc phổ biến gồm có: Ibuprofen (Brufen), Diclofenac (Voltaren), Celecoxib (Celebrex), Meloxicam (Mobic).
- Thuốc gây tê tại chỗ: Như Lidocaine, Benzocaine giúp giảm đau tại chỗ nhanh chóng, tác dụng ngắn, chỉ kéo dài từ 15–60 phút.
- Kháng sinh như: Penicillin, Amoxicillin, Penicillin V, Cephalexin, Clarithromycin, Clindamycin,... để điều trị nhiễm trùng răng miệng, có dịch mủ nặng.
Tùy nguyên nhân gây đau răng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp
Bị đau răng ăn gì và kiêng ăn gì?
Khi bị đau răng, việc chọn lựa thực phẩm phù hợp rất quan trọng để giảm bớt cơn đau và bảo vệ sức khỏe răng miệng, hạn chế khiến cơn đau trầm trọng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm người bị đau răng nên ăn và kiêng ăn
Thực phẩm nên ăn khi đau răng
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Súp và cháo loãng, canh hầm nhừ.
- Ăn nhiều rau xanh.
- Các loại cá, đặc biệt cá hồi và cá ngừ giàu canxi.
- Ăn đồ nấu với gừng, uống trà gừng để giảm đau và kháng viêm.
- Uống nước mật ong để kiểm soát viêm và giảm đau nhức.
- Uống nhiều nước theo nhu cầu cơ thể.
Thực phẩm cần kiêng khi bị đau răng
- Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh như kem, nước đá và các món ăn nóng, cà phê nóng.
- Thực phẩm nhiều đường và tinh bột như bánh kẹo, nước ngọt và đồ ăn nhanh.
- Trái cây có tính acid như cam, chanh, cà chua và các loại trái cây chua.
- Nước có gas.
- Thịt gà.
- Kẹo bánh, đồ ăn cứng.
Khi bị đau răng nên ăn cá thay ăn thịt, đặc biệt thịt gà để tránh tình trạng xấu đi
Kết luận
Trên đây là những thông tin giải đáp về đau răng uống thuốc gì cũng như những thông tin liên quan khác giúp bạn biết về các vấn đề răng miệng có thể gây đau răng và cách điều trị. Khi bạn đau răng nên đến địa chỉ chuyên khoa như Bệnh viện Đại học Phenikaa để thăm khám điều trị.
Nơi đây có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc tân tiến. Bạn sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp giúp chứng đau răng của bạn nhanh hết, không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.