iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Nhi Sơ Sinh

icon

Làm thế nào để bé không bị nôn trớ hay ọc sữa nữa ạ?

Làm thế nào để bé không bị nôn trớ hay ọc sữa nữa ạ?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Minh Anh, 27 tuổi, Hà Nội!
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Xin chào bác sĩ! Bé nhà tôi thường xuyên bị nôn trớ và ọc sữa. Tôi đã thử nhiều cách nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện. Bác sĩ có thể cho tôi biết làm thế nào để bé không bị nôn trớ hay ọc sữa nữa ạ? Cảm ơn bác sĩ!
calendarĐã trả lời: 17/12/2024

Chào bạn Minh Anh! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp của Bệnh viện Đại học Phenikaa. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Đầu tiên, cần phân biệt trớ sữa hay ọc sữa sơ sinh và nôn ói là hai hiện tượng khác nhau. Phân biệt hai hiện tượng này giúp bố mẹ xác định nguyên nhân và có phương hướng xử lý phù hợp:

Trớ (ọc) sữa là hiện tượng sữa từ dạ dày chảy qua miệng của trẻ một cách dễ dàng mà không có sự co thắt cơ trong dạ dày và cơ bụng. có thể kèm theo ợ hơi, không gây cảm giác khó chịu. Phần lớn các trường hợp trẻ bị trớ sữa không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và có thể tự khỏi sau khi điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt của trẻ.

Nôn ói là hiện tượng các chất bên trong dạ dày chảy mạnh ra bên ngoài qua đường miệng, liên quan đến sự co thắt của các cơ trong dạ dày, gây cảm giác khó chịu. nôn ói thường đi kèm với triệu chứng khác như sốt, quấy khóc, đi ngoài là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được chăm sóc y tế kịp thời.

Có thể nói tình trạng trớ sữa của trẻ là hiện tượng khá phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thắc mắc làm sao có thể giảm thiểu tình trạng này. Có một số cách để giảm tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Điều chỉnh cách cho bé bú

Bạn nên cho bé bú theo tư thế ngồi hoặc nâng đầu bé lên cao để hạn chế áp lực đè lên dạ dày. Sau khi bú xong, giữ bé ở tư thế đứng hoặc nghiêng đầu lên trong ít nhất 15-20 phút trước khi đặt bé nằm.

Mẹ nên điều chỉnh cách cho bé bú để tránh bị ọc sữa

Mẹ nên điều chỉnh cách cho bé bú để tránh bị ọc sữa

Vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn

Nếu bé bú phải nhiều hơi, hãy vỗ ợ hơi cho bé đúng cách giảm thiểu nguy cơ trớ sữa cho bé yêu của bạn.

Chia nhỏ cữ bú, tránh cho trẻ bú một cữ quá no

Nếu bé dễ bị trớ, thay vì cho bé bú một lượng lớn trong một lần, hãy thử chia nhỏ cữ bú và cho bé ăn thường xuyên hơn. Điều này giúp dạ dày bé không phải chịu quá nhiều áp lực một lúc, từ đó giảm nguy cơ trớ sữa.

Dùng núm vú có kích cỡ phù hợp với khuôn miệng của trẻ

Nếu bạn cho bé bú bình, nên chọn núm vú có kích cỡ phù hợp để bé bú chậm hơn, tránh hít phải không khí nhiều. Núm vú có lỗ quá to sẽ làm sữa chảy nhanh, dễ gây nghẹn và trớ.

Giữ cho bé thoải mái và yên tĩnh khi ăn, tránh bị phân tâm

Một môi trường yên tĩnh giúp bé tập trung vào việc ăn, giảm nguy cơ bị giật mình và nuốt không đúng cách. Hãy tạo ra không gian ăn uống thoải mái, không cho bé ăn khi đang quấy khóc.

Massage bụng cho bé sau khi bú

Massage bụng nhẹ nhàng cũng có thể giúp bé giảm thiểu tình trạng trớ. Bạn có thể thực hiện các động tác xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, từ 3-5 phút mỗi ngày để giúp bé cảm thấy thoải mái và giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

Mẹ nên massage cho trẻ giúp bé dễ chịu hơn, giảm ọc sữa

Mẹ nên massage cho trẻ giúp bé dễ chịu hơn, giảm ọc sữa

Bạn có thể áp dụng các phương pháp được bác sĩ hướng dẫn trên đây để giúp bé bớt ọc sữa hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng trớ sữa ở mỗi trẻ. Bạn nên tìm hiểu thêm một số nguyên nhân và giải pháp được chia sẻ dưới đây:

Nguyên nhân nào gây nôn trớ và ọc sữa ở trẻ sơ sinh?

Nguyên nhân gây trớ sữa ở trẻ sơ sinh được chia làm hai nhóm:

Nguyên nhân sinh lý

  • Bé bú quá nhanh hoặc quá no: Khi bé bú nhanh, dạ dày sẽ căng lên đột ngột và gây áp lực lên cơ thắt thực quản, lượng sữa dư thừa sẽ dễ bị đẩy ngược lên và gây ọc sữa.
  • Tư thế bú không đúng: Nếu bé bú nằm hoặc không được nâng đầu, nguy cơ nôn trớ sẽ cao hơn.
  • Trẻ nuốt nhiều không khí trong khi bú: trẻ bú không đúng cách vô tình khiến trẻ nuốt nhiều không khí vào dạ dày và làm trẻ dễ bị ọc sữa.
  • Trẻ bị kích thích quá mức sau khi bú: cho trẻ nằm sấp hay chơi đùa ngay sau khi bú cũng là một trong những nguyên nhân gây trẻ bị ọc sữa.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Phần lớn các trường hợp trẻ bị ọc sữa là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, ở một vài trẻ có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Có thể gặp:
  • Nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc đồ uống: Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị trớ do dị ứng với thành phần protein trong sữa, thực phẩm hoặc trong đồ uống.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Do cấu trúc hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị ọc sữa do trào ngược.
  • Ngoài ra một số bệnh lý như: Viêm dạ dày, viêm thực quản, hẹp môn vị,… cũng gây tình trạng ọc sữa và thường kèm theo các triệu chứng hoặc vấn đề sức khoẻ khác cần được chăm sóc y tế.

Nôn trớ ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nôn trớ ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh có dấu hiệu trào ngược gây ọc sữa

Đối với những bé có triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản, ngoài các biện pháp nêu trên, bạn cần lưu ý:

  • Thực hiện liệu pháp tư thế: Đặt bé nằm nghiêng trái hoặc đặt gối nâng cao một chút phần đầu của bé sau khi bú để giảm hiện tượng trào ngược.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Nếu bé thường xuyên nôn trớ và có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn, bạn nên đưa bé đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa an toàn cho trẻ.

Những tình trạng nôn trớ (ọc) cần đặc biệt lưu ý

Tuy trớ là tình trạng thường gặp và thường không nguy hiểm nhưng nếu bé có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng của bé và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, nhằm giảm tình trạng nôn trớ và đảm bảo sức khỏe của bé. Cụ thể:

  • Bé trớ liên tục, không ăn uống được: Điều này có thể dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng.
  • Nôn kèm theo tiêu chảy hoặc sốt cao: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiêu hóa.
  • Nôn, trớ ra dịch màu xanh hoặc vàng: Dấu hiệu này có thể liên quan đến tắc ruột hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Nôn kèm theo co giật hoặc khó thở: Nếu có triệu chứng này, bé có thể đang bị ngạt thở hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng khác và cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Nếu bé ọc sữa liên tục kèm theo các triệu chứng bất thường mẹ cần cho bé đi khám ngay

Nếu bé ọc sữa liên tục kèm theo các triệu chứng bất thường mẹ cần cho bé đi khám ngay

Tình trạng trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề phổ biến và thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý và thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách để giảm thiểu tình trạng này, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nếu tình trạng trớ kéo dài hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa bé đến khám tại Bệnh viện Đại học Phenikaa để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Bệnh viện Đại học Phenikaa với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn và bé có phương pháp chăm sóc tốt nhất.

calendar

17/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.