iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Máu

icon

Mức tiểu cầu của người bình thường là bao nhiêu?

Mức tiểu cầu của người bình thường là bao nhiêu?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Lê Văn Nam
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào Bác sĩ! Tôi bị sốt cao đột ngột, liên tục kèm theo chảy máu chân răng. Tôi đi khám thì được chẩn đoán là sốt xuất huyết và chỉ số tiểu cầu giảm xuống 100.000 G/L máu. Tôi rất lo lắng, bác sĩ cho tôi hỏi chỉ số tiểu cầu của tôi như vậy có nguy hiểm không? Tiểu cầu của người bình thường là bao nhiêu? Khi nào thì chỉ số tiểu cầu trở nên đáng lo ạ?
calendarĐã trả lời: 16/12/2024

Chào bạn Thanh! Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến chuyên mục giải đáp của Bệnh viện Đại học Phenikaa. Với thắc về vấn đề tiểu cầu của người bình thường là bao nhiêu, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trong một đơn vị thể tích máu, số lượng tiểu cầu được ký hiệu là PLT (Platelet Count) đạt khoảng 150.000 – 450.000 G/L máu. Tuy nhiên, giá trị này cũng có thể thay đổi dựa theo công thức máu ở từng người cũng như giới tính, lứa tuổi, tâm lý hoặc do chính thiết bị khi làm xét nghiệm.

Chỉ số tiểu cầu người bình thường ở mức từ khoảng 150.000 - 450.000 tiểu cầu/ul máu

Chỉ số tiểu cầu người bình thường ở mức từ khoảng 150.000 - 450.000 tiểu cầu/ul máu

Do đó, để đảm bảo chính xác việc cơ thể mình luôn khỏe mạnh, bạn hãy thường xuyên kiểm tra và làm các xét nghiệm công thức máu, khám tổng quát. Điều này giúp ngăn ngừa được một số bệnh có thể xảy ra và từ đó có được phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời nhất.

Bên cạnh việc tìm hiểu về mức tiểu cầu bình thường, để hiểu rõ hơn về tình trạng này bạn có thể tham khảo một vài thông tin dưới đây về tiểu cầu:

Bị giảm tiểu cầu nguy hiểm như thế nào?

Mức tiểu cầu dưới 150.000 G/L máu chính là tình trạng giảm tiểu cầu. Tình trạng xảy ra khi tủy xương không sản xuất đủ tiểu cầu hoặc khi tiểu cầu bị phá hủy quá nhanh trong máu ngoại vi. Trong khi đó, tiểu cầu là tế bào máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp ngăn chặn chảy máu khi cơ thể bị tổn thương.

Khi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới mức bình thường nguy cơ xuất hiện các triệu chứng chảy máu tăng lên đáng kể. Các dấu hiệu ban đầu của tình trạng này thường bao gồm chảy máu dưới da, ban xuất huyết, mảng bầm tím và khối tụ máu. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xảy ra các hiện tượng như: Chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, xuất huyết dạ dày hay các vết thương bị chảy máu khó cầm. Nếu không được can thiệp có thể đe dọa tính mạng.

Tiểu cầu giảm quá thấp có thể đe dọa đến tính mạng

Tiểu cầu giảm quá thấp có thể đe dọa đến tính mạng

Tình trạng tiểu cầu giảm do đâu?

Để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra khi tiểu cầu giảm, việc nắm bắt được các nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tiểu cầu bị giảm bạn cần nắm rõ:

  • Suy tủy xương: Tủy xương không hoạt động hiệu quả, dẫn đến việc sản xuất tiểu cầu bị giảm.
  • Bệnh lý ác tính tại tủy: Các bệnh như bệnh bạch cầu hoặc ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tiểu cầu.
  • Xơ gan và cường lách: Bệnh lý này có thể gây ứ đọng tiểu cầu trong lách, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu.
  • Nhiễm trùng: Một số loại nhiễm trùng nghiêm trọng có thể làm giảm sản xuất tiểu cầu hoặc làm tăng phá hủy tiểu cầu.
  • Mang thai: Thay đổi sinh lý trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu.
  • Rối loạn miễn dịch: Hệ miễn dịch có thể tấn công các tế bào tiểu cầu, gây giảm số lượng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng giảm tiểu cầu như một phản ứng phụ.

Chỉ số tiểu cầu mở mức nào là nguy hiểm?

Số lượng tiểu cầu đạt mức bình thường là từ khoảng 150.000 - 450.000 G/L. Khi số lượng tiểu cầu giảm quá thấp hoặc tăng quá cao đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Giảm tiểu cầu khi chỉ số ở mức < 150.000 G/L. Ở mức này, cơ thể thường khó tạo cục máu đông như bình thường, dẫn đến nguy cơ chảy máu. Mức nguy hiểm khi chỉ số tiểu cầu ở mức:

  • Nếu dưới 50.000 G/L, dễ gây ra các vết bầm tím và chảy máu nhiều hơn khi bị thương.
  • Dưới 20.000 G/L (mức độ nguy hiểm), người bệnh có thể bị chảy máu tự phát trong cơ thể, đặc biệt là ở đường tiêu hóa hoặc não, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Dưới 10.000 G/L (mức cực kỳ nguy hiểm), nguy cơ chảy máu tự phát cao và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Tiểu cầu dưới mức 150.000 và trên 450.000 tiểu cầu/uL sẽ rất nguy hiểm

Tiểu cầu dưới mức 150.000 và trên 450.000 tiểu cầu/uL sẽ rất nguy hiểm

Mức tiểu cầu > 450.000 G/L gọi là tăng tiểu cầu. Khi tiểu cầu quá cao có thể khiến máu đông quá mức, dễ gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc các vấn đề khác liên quan đến huyết khối.

Nhìn chung, mức tiểu cầu dưới 20.000 G/L hoặc trên 1 triệu G/L đều là các mức cực kỳ nguy hiểm, cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Khi nào nên làm các xét nghiệm tiểu cầu?

Đối với hoạt động cầm máu, tiểu cầu có một vai trò rất quan trọng vì vậy việc theo dõi hoạt động, chỉ số của tế bào tiểu cầu là điều cần thiết. Đặc biệt đối với những người có tiền sử bị tăng/ giảm tiểu cầu bất thường.

Nếu gặp một số dấu hiệu như: Xuất hiện các vết bầm tím không có lý do, vết thương chảy máu nhiều khó cầm, chảy máu chân răng, chảy máu cam liên tục, rong kinh,.... hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm tiểu cầu.

Tiểu cầu dưới mức 150.000 và trên 450.000 tiểu cầu/uL sẽ rất nguy hiểm

Khi bị giảm tiểu cầu sẽ có rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, do đó việc phòng ngừa rất quan trọng và cần thực hiện ngay.

  • Đối với người bị giảm tiểu cầu cần hạn chế sử dụng các vật sắc nhọn như dao, kéo, kim, tăm nhọn khi xỉa răng,... Nói chung nên hạn chế các vật dễ gây ra các vết thương chảy máu.
  • Rèn luyện tăng cường sức khỏe với các bài tập thể thao.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với các loại rau củ quả tươi, thịt nạc, đậu, cá để tăng năng lượng.
  • Tiêm phòng các bệnh do virus như sởi, thủy đậu, rubella hay quai bị,....

Rèn luyện sức khỏe thường xuyên và có thế độ ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe

Rèn luyện sức khỏe thường xuyên và có thế độ ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe

Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề tiểu cầu của người bình thường là bao nhiêu hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này. Để hạn chế tình trạng giảm tiểu cầu bất thường, bạn hãy thường xuyên thăm khám và có một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, nếu gặp bất kỳ vấn đề nào bất thường khi đo tiểu cầu hãy liên hệ hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Đại Học Phenikaa để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhé. Là một bệnh viện uy tín với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và thiết bị y tế tân tiến chúng tôi sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và chia sẻ về tình trạng của mình cho PhenikaaMec!

calendar

16/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.