Nhói tim là bệnh gì?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Phạm Minh Đức, 44 tuổi, Thanh Hóa
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Tôi thường xuyên cảm thấy nhói ở vùng tim, đặc biệt là khi tôi vận động mạnh hoặc những lúc căng thẳng. Tôi rất lo lắng không biết đau nhói tim là bệnh gì và có nghiêm trọng không? Tôi nên làm gì để tình trạng nhói tim này giảm đi?
calendarĐã trả lời: 10/01/2025

Chào bạn Đức! Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp của Bệnh viện Đại học Phenikaa. Với câu hỏi của bạn về tình trạng nhói tim là bệnh gì, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Nhói tim là tình trạng đau đột ngột ở vùng ngực bên trái. Hiện tượng này có thể là sự cảnh báo về tình trạng tổn thương của tim hoặc một số bệnh lý khác. Có một vài trường hợp, những cơn nhói tim sẽ kéo dài trong vài giây, thi thoảng mới xuất hiện và thường xuất hiện khi cơ thể hoạt động mạnh, mệt mỏi. 

Nhói tim là tình trạng đau tức vùng ngực bên trái 

Nhói tim là tình trạng đau tức vùng ngực bên trái 

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc nhói tim là bệnh gì. Tham khảo thêm các thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng nhói tim và có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời: 

Nguyên nhân khiến bạn bị nhói tim

Có hai nguyên nhân chính gây nhói tim là do bệnh lý và các yếu tố khác không phải bệnh lý. Cụ thể:

Nguyên nhân không phải bệnh lý 

Nhói tim không do bệnh lý thường không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Cơn đau chỉ kéo dài vài giây và thường tự hết khi hít thở sâu, nghỉ ngơi. Những trường hợp phổ biến của tình trạng nhói tim không do bệnh lý bao gồm: 

  • Vận động mạnh, như vận động viên hoặc người lao động nặng.
  • Căng thẳng, lo lắng, hoặc hoảng loạn gây nhói tim thoáng qua.
  • Ăn quá no cũng có thể gây nhói tim nhưng rất hiếm gặp.
  • Nhói tim do các nguyên nhân này thường không kéo dài và sẽ giảm khi nghỉ ngơi. 

Nguyên nhân do bệnh lý

Bạn có thể hay bị đau ngực nếu mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch như:

  • Nhồi máu cơ tim: Cục huyết khối gây tắc mạch máu tim, dẫn đến cơn đau thắt ngực trái, có thể lan đến hàm, cổ, vai gáy và hai cánh tay. Người bệnh thường thấy đau ngực kiểu bóp nghẹt kèm theo các triệu chứng như khó thở, vã mồ hôi.
  • Viêm màng ngoài tim.
  • Bệnh mạch vành: Cơn đau thường xuất hiện khi vận động gắng sức, đau nhiều bên trái và giảm khi nghỉ ngơi.

Nhói tim có thể là dấu hiệu của tình trạng nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm

Đau ngực có thể là dấu hiệu của tình trạng nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm

Khi nào tình trạng nhói tim nguy hiểm?

Tình trạng đau ngực có thể chỉ là những cơn đau nhẹ và thoáng qua nhưng thực tế vẫn có thể dẫn đến những tình trạng hết sức nguy hiểm. Đặc biệt khi tình trạng đau ngực xuất hiện với các dấu hiệu dưới đây bạn cần đến bệnh viện để thăm khám sớm nhất có thể:

  • Khi nhói tim xuất hiện kèm với tình trạng chóng mặt, đau đầu, toát mồ hôi, buồn nôn và nôn.
  • Tình trạng nhói tim diễn ra hơn 15 phút mỗi lần.
  • Nhói tim, đau tức ngực, khó thở và ngất xỉu.
  • Nhói tim kèm theo dấu hiệu đau lan sang hàm, cổ, vai gáy và hai cánh tay có thể là dấu hiệu của tình trạng nhồi máu cơ tim.

Cách xử lý khi gặp cơn đau thắt ngực

Tình trạng đau ngực xuất hiện nhiều hay ít đều là dấu hiệu cảnh báo cho vấn đề sức khỏe hiện tại. Đây có thể là dấu hiệu sớm của một số tổn thương về tim mạch, vì vậy khi thấy xuất hiện các cơn đau ngực, đầu tiên bạn cần nghỉ ngơi, theo dõi tình trạng và sau đó hãy đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Cần thăm khám bác sĩ ngay nếu tình trạng nhói tim xuất hiện liên tục và diễn ra lâu

Cần thăm khám bác sĩ ngay nếu tình trạng nhói tim xuất hiện liên tục và diễn ra lâu

Làm cách nào để phòng tránh đau nhói tim xảy ra?

Để có được một sức khỏe tốt và tránh được các bệnh lý trong đó có tình trạng đau nhói tim, cần phải có một lối sống khoa học, lành mạnh. Cụ thể:

Ăn thực phẩm ít chất béo, ít cholesterol, ít muối, thay vào đó ăn nhiều quả, rau xanh, ngũ cốc, thịt nạc trắng, cá, đậu,...

Rèn luyện thể lực với các bài tập thể dục thể thao từ nhẹ nhàng đến nâng cao cho phù hợp với sức khỏe.

Cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý phù hợp với chiều cao, không quá gầy cũng không quá béo.

Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe

Duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe

Trên đây là các thông tin giải đáp cho thắc mắc nhói tim là bệnh gì của bạnNếu bạn thấy tình trạng nhói tim của mình xuất hiện nhiều hơn, kéo dài lâu hơn và kèm theo các triệu chứng ở trên hãy liên hệ hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Đại học Phenikaa để được hỗ trợ, tư vấn, thăm khám nhanh chóng. Với trang thiết bị y tế tiên tiến và đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

calendar

10/01/2025

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.