iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Thần Kinh - Tinh Thần

icon

Nhức đầu chóng mặt choáng váng là bệnh gì?

Nhức đầu chóng mặt choáng váng là bệnh gì?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Thanh Tâm, 34 tuổi, Hà Nội!
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Dạo gần đây tôi thường xuyên cảm thấy nhức đầu, chóng mặt và thỉnh thoảng còn bị choáng váng. Tôi rất lo lắng và không biết liệu đây có phải là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào không. Mong bác sĩ có thể giải đáp giúp tôi.
calendarĐã trả lời: 17/12/2024

Chào bạn Thanh Tâm! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp của Bệnh viện Đại học Phenikaa. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Nhức đầu, chóng mặt choáng váng là các triệu chứng phổ biến, đây không hẳn là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bạn gặp tình trạng này thường xuyên thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý tiềm ẩn. Để xác định chính xác, bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và chẩn đoán kỹ càng.

Nhức đầu chóng mặt choáng váng không hẳn là dấu hiệu của bệnh lý nào nghiêm trọng

Nhức đầu chóng mặt choáng váng không hẳn là dấu hiệu của bệnh lý nào nghiêm trọng

Trên thực tế, triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, choáng váng rất phổ biến và xảy ra ở nhiều người. Bạn không cần quá lo lắng về tình trạng này nếu chỉ xảy ra với tần suất ít. Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo thêm các thông tin dưới đây để hạn chế các nguy cơ bệnh nguy hiểm khác:

Nguyên nhân gây triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, choáng váng

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhức đầu, chóng mặt Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai bởi những nguyên nhân phổ biến sau:

  • Huyết áp thấp hoặc huyết áp cao: Huyết áp không ổn định là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng chóng mặt và choáng váng. Khi huyết áp giảm hoặc tăng đột ngột, lượng máu lưu thông đến não không đủ, dẫn đến tình trạng nhức đầu và cảm giác mệt mỏi.
  • Thiếu máu: Thiếu máu khiến cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho các cơ quan, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu.
  • Thiếu nước và rối loạn điện giải: Cơ thể mất nước hoặc thiếu điện giải sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy lên não, dẫn đến cảm giác choáng váng và nhức đầu.
  • Căng thẳng, lo âu: Tâm trạng căng thẳng kéo dài có thể làm co các mạch máu, ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông lên não, gây nhức đầu và chóng mặt.
  • Rối loạn giấc ngủ: Thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, vì não không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Nhức đầu chóng mặt cảnh báo nguy cơ mắc bệnh gì?

Nếu tình trạng nhức đầu, chóng mặt hay choáng váng xảy ra không thường xuyên bạn sẽ không cần lo lắng. Tuy nhiên, tần suất dày đặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt có thể đang cảnh báo nguy cơ về bệnh nào đó nguy hiểm hơn như:

  • Bệnh tim mạch: Các bệnh về tim mạch như bệnh van tim, suy tim hay rối loạn nhịp tim có thể khiến máu không lưu thông đủ đến não, gây ra tình trạng choáng váng và nhức đầu.
  • Bệnh lý thần kinh: U não, chấn thương sọ não hoặc các tổn thương cấu trúc thần kinh có thể gây nhức đầu, chóng mặt kéo dài. Những triệu chứng này thường kèm theo dấu hiệu khác như mất thăng bằng, mờ mắt, hoặc mất khả năng vận động.
  • Rối loạn tiền đình: Hệ thống tiền đình trong tai có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Nếu hệ thống này gặp vấn đề, bạn sẽ dễ bị chóng mặt, mất thăng bằng và có cảm giác như mọi thứ xung quanh đang quay cuồng.
  • Đột quỵ: Nếu nhức đầu, chóng mặt xuất hiện đột ngột, kèm theo mất thị lực, khó nói, hoặc yếu liệt tay chân, bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức, vì đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng có thể cảnh báo nguy cơ về sức khỏe nghiêm trọng

Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng có thể cảnh báo nguy cơ về sức khỏe nghiêm trọng

Cách xử lý khi bị nhức đầu, chóng mặt, choáng váng hiệu quả

Nếu tình trạng nhức đầu, chóng mặt xảy ra không do bệnh lý nào nghiêm trọng và không rõ nguyên nhân, bạn có thể tham khảo các biện pháp xử lý dưới đây:

  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để phục hồi sức khỏe cho trí não sau ngày dài làm việc, học tập mệt mỏi. Những giấc ngủ ngon và sâu không chỉ giúp bạn chấm dứt tình trạng nhức đầu, chóng mặt mà còn phục hồi năng lượng cho toàn cơ thể. Bạn nên chú ý sắp xếp thời gian, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi từ 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Uống đủ nước mỗi ngày cho cơ thể: Uống đủ nước ít nhất từ 1.5 lít nước sẽ giúp cơ thể tạo ra chất bão hòa giúp cân bằng năng lượng tốt hơn.
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và canxi, giúp cơ thể duy trì lượng oxy cần thiết cho các cơ quan, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng: Tập luyện thể dục đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ thần kinh, giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cải thiện các triệu chứng.
  • Giữ tinh thần thoải mái và quản lý căng thẳng: Thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền định, giúp tâm trí thư giãn và giảm thiểu tình trạng nhức đầu, chóng mặt do lo âu.
  • Không làm việc quá sức: Khi cảm thấy mệt mỏi, bạn nên nghỉ ngơi ngay thay vì cố gắng tiếp tục làm việc. Sức khỏe là điều quan trọng nhất, đừng để áp lực công việc ảnh hưởng đến bạn.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn và điều trị kịp thời, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt không mong muốn.

Nghỉ ngơi đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe trí não tốt hơn, tránh nhức đầu, chóng mặt, choáng váng

Nghỉ ngơi đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe trí não tốt hơn, tránh nhức đầu, chóng mặt, choáng váng

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ khi bị nhức đầu, chóng mặt, choáng váng?

Những cơn nhức đầu, chóng mặt nhẹ có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng bất thường. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân chính xác, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cụ thể:

  • Tình trạng nhức đầu, chóng mặt kéo dài nhiều ngày hoặc có xu hướng nặng hơn.
  • Có các triệu chứng kèm theo như sốt, buồn nôn, nôn ói, mất thăng bằng.
  • Bạn từng gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim, đột quỵ.

Tình trạng nhức đầu, chóng mặt, choáng váng ngày càng nặng là lúc bạn cần tới gặp bác sĩ

Tình trạng nhức đầu, chóng mặt, choáng váng ngày càng nặng là lúc bạn cần tới gặp bác sĩ

Tóm lại, nhức đầu, chóng mặt và choáng váng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên có một lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài bạn nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế như Bệnh viện Đại học Phenikaa. Bệnh viện Đại học Phenikaa có đội ngũ chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ, thăm khám và điều trị, tư vấn cho bạn cách chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

calendar

17/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.