iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Tâm Thần

icon

Rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần không?

Rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần không?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Thanh Hoa, 40 tuổi, Hải Phòng
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Con tôi thường xuyên lo lắng quá mức và dễ hoảng sợ ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Tôi xem biểu hiện và tìm hiểu thì có vẻ như cháu bị rối loạn lo âu. Xin hỏi bác sĩ, liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh tâm thần không, và tôi có cần đưa cháu đi khám không ạ?
calendarĐã trả lời: 16/12/2024

Chào bạn Thanh Hoa! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của Bệnh viện Đại học Phenikaa. Với thắc mắc về vấn đề rối loạn lo âu có phải là bệnh tâm thần không chúng tôi xin được chia sẻ rõ ràng và chi tiết như sau:

Trước hết, xin khẳng định rằng rối loạn lo âu được xếp vào nhóm các rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, không nên hiểu đây là một dạng bệnh "tâm thần nặng" như nhiều người vẫn lo ngại. Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn phổ biến với nhiều triệu chứng dễ nhận biết, rất nhiều trường hợp được điều trị thành công, giúp người bệnh dần trở lại cuộc sống bình thường. Điều quan trọng là cần có sự hỗ trợ kịp thời từ gia đình và các chuyên gia tâm thần để người bệnh vượt qua nỗi lo âu, tìm lại sự cân bằng.

Rối loạn lo âu là một dạng bệnh tâm thần nhẹ

Rối loạn lo âu là một dạng bệnh tâm thần nhẹ

Rối loạn lo âu không quá đáng lo ngại nếu phát hiện sớm nhưng sẽ nguy hiểm nếu như không được phát hiện kịp thời, vì vậy cũng cần hết sức chú ý để điều trị giúp người mắc trở lại trạng thái bình thường. Bạn có thể tham khảo một số những thông tin khác quan trọng về tình trạng này để hỗ trợ bé nhanh hồi phục hơn dưới đây:

Rối loạn lo âu ở trẻ em là gì?

Rối loạn lo âu là tình trạng căng thẳng và lo lắng quá mức, kéo dài, không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ em cũng có thể mắc phải. Nhiều trẻ khi bị lo âu sẽ có biểu hiện sợ hãi, bồn chồn mà không thể lý giải, khiến bé trở nên dễ nhạy cảm, dễ cáu gắt.

Các biểu hiện của rối loạn lo âu ở trẻ thường do nhiều yếu tố như áp lực học tập, yếu tố môi trường sống hoặc các yếu tố di truyền từ gia đình. Khi không có sự hỗ trợ kịp thời, nỗi lo này có thể khiến bé cảm thấy mệt mỏi, mất tự tin và ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tâm thần

Trẻ em rất dễ mắc phải rối loạn lo âu

Trẻ em rất dễ mắc phải rối loạn lo âu

Những yếu tố nguy cơ gây rối loạn lo âu ở trẻ

Các yếu tố dẫn đến rối loạn lo âu ở trẻ nói riêng và tất cả mọi đối tượng nói chung có thể bao gồm:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh về rối loạn tâm lý và tâm thần, nguy cơ rối loạn lo âu ở trẻ có thể tăng cao.
  • Môi trường sống và áp lực xã hội: Trẻ em lớn lên trong môi trường áp lực, bị kỳ vọng cao trong học tập, hay sống trong gia đình có xung đột, hoặc các yếu tố tạp nhiễm khác có thể có nguy cơ lo âu cao hơn.
  • Các trải nghiệm tiêu cực: Trẻ đã từng gặp phải những sự kiện gây sốc, chấn thương tâm lý hay trải qua sự mất mát đều có thể phát triển các triệu chứng rối loạn lo âu.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây rối loạn lo âu ở trẻ

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây rối loạn lo âu ở trẻ

Các loại rối loạn lo âu phổ biến

Rối loạn lo âu không phải là một dạng bệnh duy nhất mà có nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và cách biểu hiện. Một số dạng phổ biến gồm:

  • Rối loạn lo âu toàn thể: Đây là tình trạng mà người bệnh thường xuyên lo lắng về mọi khía cạnh của cuộc sống, từ công việc, sức khỏe đến các vấn đề nhỏ nhặt khác, khiến họ cảm thấy căng thẳng liên tục.
  • Rối loạn hoảng sợ: Những cơn hoảng sợ xuất hiện bất ngờ, khiến người bệnh có cảm giác hoảng loạn cùng với các triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, vã mồ hôi, run tay chân, cồn cào bứt dứt và khó thở.
  • Rối loạn ám ảnh sợ xã hội: Người mắc dạng rối loạn này thường gặp khó khăn trong giao tiếp, đặc biệt khi phải tiếp xúc với đám đông, lo sợ bị đánh giá, phê phán hoặc gây chú ý không mong muốn.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Người bệnh thường có những suy nghĩ ám ảnh lặp đi lặp lại khiến họ lo lắng, buộc họ thực hiện những hành vi nhằm giảm bớt sự lo âu dù không mong muốn.

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu

Khi được xác định mắc rối loạn lo âu, bác sĩ sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và biểu hiện cụ thể:

  • Liệu pháp tâm lý: Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả trong việc điều trị rối loạn lo âu, đặc biệt là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). CBT giúp trẻ hiểu rõ những suy nghĩ tiêu cực, tự tạo ra cách suy nghĩ lạc quan hơn để từ đó kiểm soát nỗi lo.
  • Sử dụng thuốc: Trong các trường hợp rối loạn lo âu nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa, nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thay đổi lối sống và hỗ trợ từ gia đình: Giúp trẻ tham gia các hoạt động giảm căng thẳng như tập yoga, thiền định, vận động thể chất, nghỉ ngơi đủ giấc cũng là cách giúp giảm bớt áp lực và lo âu.

Cách hỗ trợ trẻ tại nhà khi mắc rối loạn lo âu

Vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ trẻ kiểm soát lo âu là rất quan trọng. Một số cách cha mẹ có thể áp dụng để hỗ trợ trẻ gồm:

  • Lắng nghe và chia sẻ: Hãy dành thời gian lắng nghe trẻ, giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình, đừng ép buộc trẻ phải mạnh mẽ nếu bé chưa sẵn sàng.
  • Hướng dẫn trẻ kỹ thuật thư giãn: Kỹ thuật thở sâu, tưởng tượng không gian yên tĩnh hoặc tham gia các hoạt động như vẽ tranh, chơi nhạc có thể giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng.
  • Giảm thiểu tiếp xúc với yếu tố gây lo âu: Cha mẹ có thể giúp trẻ giảm bớt áp lực trong học tập, không đặt kỳ vọng quá cao và luôn động viên tinh thần của trẻ.

Rối loạn lo âu có thể tự khỏi không?

Ở mức độ nhẹ, rối loạn lo âu có thể dần suy giảm khi nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ được giải quyết. Tuy nhiên nếu không được điều trị, trẻ sẽ khó kiểm soát cảm xúc, dẫn đến các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn. Việc được can thiệp kịp thời với các phương pháp điều trị phù hợp và sự hỗ trợ từ gia đình sẽ là cách tốt nhất để giúp trẻ vượt qua tình trạng lo âu, tự tin đối mặt với cuộc sống.

Gia đình cần hỗ trợ để trẻ dứt điểm tình trạng rối loạn lo âu

Gia đình cần hỗ trợ để trẻ dứt điểm tình trạng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu tuy là một dạng rối loạn tâm lý và là một thể tâm thần nhưng không phải là tình trạng vô phương cứu chữa. Nếu bạn nhận thấy con có những biểu hiện của lo âu quá mức, đừng ngần ngại đưa trẻ đến Bệnh viện Đại học Phenikaa để được thăm khám và tư vấn từ các chuyên gia. Các biện pháp điều trị và hỗ trợ từ gia đình sẽ giúp trẻ vượt qua nỗi lo, phát triển kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc, từ đó giúp con sống vui khỏe, tự tin hơn mỗi ngày.

calendar

16/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.