Rối loạn vận động là gì?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Thanh Hương, 30 tuổi, TP. Hồ Chí Minh
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Tôi nghe nói nhiều về rối loạn vận động nhưng chưa hiểu rõ về tình trạng này. Xin bác sĩ giải thích giúp tôi rối loạn vận động là gì và những triệu chứng nào thường gặp ở người mắc phải ạ?
calendarĐã trả lời: 16/12/2024

Chào bạn Thanh Hương! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp của Bệnh viện Đại học Phenikaa. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Rối loạn vận động là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng bất thường về hình thái và vận tốc của các cử động của cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống thần kinh bị rối loạn, gây ra các cử động không mong muốn hoặc bất thường. Hệ thần kinh điều khiển chuyển động bao gồm các bộ phận quan trọng như não bộ, tủy sống và hệ thống các dây thần kinh. Khi một trong các thành phần này bị tổn thương, nó có thể dẫn đến các biểu hiện rối loạn vận động.

Rối loạn vận động ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát các cơ bắp và sự di chuyển của cơ thể

Rối loạn vận động ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát các cơ bắp và sự di chuyển của cơ thể

Để hiểu thêm về tình trạng rối loạn vận động, ngoài thông tin bên trên bạn có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây:

Các loại rối loạn vận động thường gặp nhất

Các rối loạn vận động được chia làm 2 nhóm chính là rối loạn tăng vận động và rối loạn giảm vận động. Tuy nhiên trong lâm sàng các rối loạn vận động đôi khi có biểu hiện hỗn hợp.

Một số dạng rối loạn vận động thường gặp như:

  • Hội chứng Parkinson: Một hội chứng lâm sàng với biểu hiện chậm động là biểu hiện cốt lõi, hầu như luôn đi kèm với đơ cứng và run khi nghỉ.
  • Loạn động (Dyskinesia): Có thể sử dụng thuật ngữ này cho bất kỳ rối loạn vận động nào, mặc dù thường được dùng để chỉ múa giật do thuốc và loạn trương lực.
  • Run: một cử động dao động thành nhịp, không chủ ý của một bộ phận cơ thể, được chia thành run khi nghỉ, run tư thế, run khi cử động hay có hướng đích.
  • Múa giật (Chorea): Một cử động nhanh, không đều, ngẫu nhiên, nửa có chủ ý và chủ yếu là ở phần xa cơ thể.
  • Loạn trương lực (Dystonia): một vận động bất thường được đặc trưng bởi sự co cơ kéo dài, thường xuyên gây ra các cử động xoắn và lặp đi lặp lại hoặc tư thế bất thường.
  • Múa vung: Một cử động ở gốc chi, biên độ cao, mạnh và động tác như bay lượn trong tự nhiên, thường là một bên.
  • Tic: một cử động đột ngột, giật cục không theo nhịp điệu (Tic vận động) hoặc âm thanh (tic âm thanh), ức chế tạm thời bởi ý chí; tic có thể đơn giản hoặc phức tạp.
  • Rập khuôn: Các động tác không mục đích được thực hiện theo một khuôn mẫu nhất định, xảy ra nhịp nhàng như đập đầu, vẫy tay, lắc lư cơ thể…

Rối loạn vận động là thuật ngữ chung để chỉ nhiều loại bệnh lý liên quan đến khả năng di chuyển

Rối loạn vận động là thuật ngữ chung để chỉ nhiều loại bệnh lý liên quan đến khả năng di chuyển

Triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn vận động

Hiểu rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn vận động cũng là cách để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể có nhiều nguyên nhân gây rối loạn vận động, bao gồm:

  • Di truyền: Nhiều loại rối loạn vận động, như bệnh Huntington, có yếu tố di truyền mạnh mẽ, tăng nguy cơ mắc bệnh cho những người có người thân bị bệnh.
  • Tổn thương hệ thần kinh: Đột quỵ, chấn thương hoặc nhiễm trùng hệ thần kinh có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn vận động.
  • Thuốc điều trị: Một số thuốc như thuốc an thần có thể gây rối loạn vận động muộn, khiến người dùng gặp phải các triệu chứng không mong muốn sau thời gian dài sử dụng.
  • Lão hóa: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc rối loạn vận động càng tăng, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson.

Người mắc rối loạn vận động có nhiểu biểu hiện rõ ràng như cứng đờ, run rẩy

Người mắc rối loạn vận động có nhiểu biểu hiện rõ ràng như cứng đờ, run rẩy

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn vận động

Để chẩn đoán rối loạn vận động, các bác sĩ thường sử dụng nhiều phương pháp:

  • Khám lâm sàng: Đánh giá các triệu chứng cụ thể và tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, qua đó xác định loại rối loạn vận động.
  • Chụp cộng hưởng từ/ cắt lớp vi tính (MRI/CT): Giúp phát hiện các tổn thương trong não hoặc cột sống có thể gây ra các triệu chứng rối loạn vận động.
  • Xét nghiệm máu: Giúp chẩn đoán một số loại rối loạn vận động hoặc loại trừ các nguyên nhân khác.
  • Điện cơ đồ (EMG): Kiểm tra hoạt động điện của cơ bắp để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Điện não đồ (EEG): Để kiểm tra hoạt động điện của não bộ.
  • Chọc dò dịch não tủy: Để phân tích dịch não tủy trong những trường hợp cần thiết.
  • Kiểm tra di truyền: Nếu rối loạn vận động có liên quan đến yếu tố di truyền, các xét nghiệm sàng lọc gen có thể giúp xác định nguy cơ.

Các phương pháp chẩn đoán rối loạn vận động 

Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của rối loạn vận động, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc: Các loại thuốc như levodopa cho bệnh Parkinson hoặc các thuốc ức chế co thắt có thể giúp giảm triệu chứng.
  • Vật lý trị liệu: Giúp duy trì khả năng vận động, cải thiện độ linh hoạt và giảm cứng cơ. Các bài tập đặc biệt giúp người bệnh học cách kiểm soát các chuyển động của cơ thể.
  • Kích thích não sâu (DBS): Là phương pháp phẫu thuật đặt các điện cực vào não để kích thích các vùng kiểm soát vận động, giúp kiểm soát triệu chứng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể xem xét cắt bỏ các dây thần kinh gây co thắt để giảm triệu chứng co cứng hoặc loạn động.

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán rối loạn vận động

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán rối loạn vận động

Phương pháp điều trị rối loạn vận động hiệu quả 

Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của rối loạn vận động, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc: Các loại thuốc như levodopa cho bệnh Parkinson hoặc các thuốc ức chế co thắt có thể giúp giảm triệu chứng.
  • Vật lý trị liệu: Giúp duy trì khả năng vận động, cải thiện độ linh hoạt và giảm cứng cơ. Các bài tập đặc biệt giúp người bệnh học cách kiểm soát các chuyển động của cơ thể.
  • Kích thích não sâu (DBS): Là phương pháp phẫu thuật đặt các điện cực vào não để kích thích các vùng kiểm soát vận động, giúp kiểm soát triệu chứng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể xem xét cắt bỏ các dây thần kinh gây co thắt để giảm triệu chứng co cứng hoặc loạn động.

Chế độ chăm sóc và sinh hoạt phù hợp dành cho người rối loạn vận động

Chế độ sinh hoạt và chăm sóc hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rối loạn vận động. Nếu người thân của bạn mắc phải tình trạng này hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ hệ thần kinh. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như rau xanh, quả mọng, và các loại hạt, có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa thần kinh.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm triệu chứng nặng hơn, do đó người bệnh nên thực hiện các biện pháp thư giãn như yoga, thiền.
  • Tập luyện đều đặn: Tập luyện giúp duy trì sức khỏe và độ linh hoạt cho cơ bắp, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Người bị rối loạn vận động cần có chế độ ăn lành mạnh

Người bị rối loạn vận động cần có chế độ ăn lành mạnh

Có cách nào phòng ngừa rối loạn vận động không?

Hiện chưa có cách phòng ngừa hiệu quả cho tất cả các loại rối loạn vận động nhưng việc duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp hạn chế nguy cơ:

  • Bảo vệ não bộ: Tránh các chấn thương đầu, chăm sóc sức khỏe tâm thần và thể chất.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu rối loạn vận động hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định: Hạn chế tự ý dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Rối loạn vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Rối loạn vận động có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng tới tâm lý. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng lo âu, trầm cảm khi mất khả năng kiểm soát các cử động của mình. Do đó, việc hỗ trợ về tinh thần và xã hội là vô cùng quan trọng để giúp người bệnh cảm thấy lạc quan hơn.

Rối loạn vận động khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng

Rối loạn vận động khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng

Rối loạn vận động là một nhóm bệnh phức tạp ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và chất lượng sống của người bệnh. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đại học Phenikaa với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc chẩn đoán và điều trị rối loạn vận động một cách hiệu quả và toàn diện.

calendar

16/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.