iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Nhi Sơ Sinh

icon

Sau khi chiếu đèn bé vẫn bị vàng da phải làm sao?

Sau khi chiếu đèn bé vẫn bị vàng da phải làm sao?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Hoài Thương, 29 tuổi, Nam Định
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Bé nhà tôi đã được chiếu đèn để điều trị vàng da, nhưng tôi vẫn thấy tình trạng này chưa cải thiện. Xin hỏi bác sĩ, trong trường hợp bé vẫn bị vàng da sau khi chiếu đèn thì phải làm sao ạ?
calendarĐã trả lời: 16/12/2024

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp của Bệnh viện Đại học Phenikaa. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Có thể có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng vàng da ở bé không cải thiện hoàn toàn sau khi chiếu đèn. Trong một số trường hợp, tình trạng vàng da cần thời gian để giảm dần, nhưng cũng có trường hợp vàng da kéo dài liên quan đến các bệnh lý khác. Điều quan trọng là bạn nên đưa bé đi tái khám để bác sĩ đánh giá chính xác hơn nguyên nhân cũng như mức độ vàng da hiện tại.

Sau khi chiếu đèn trẻ chưa thể hết vàng da ngay

Sau khi chiếu đèn trẻ chưa thể hết vàng da ngay

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về vàng da ở trẻ qua những chia sẻ dưới đây của Bệnh viện Đại học Phenikaa để có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất:

Các nguyên nhân khiến bé vẫn bị vàng da sau khi chiếu đèn

Trên thực tế khi các bé sơ sinh bị vàng da được chiếu đèn chưa thể hết ngay. Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm sau khi chiếu đèn và đánh giá sức khỏe cho bé. Nếu đã đạt chỉ số bilirubin bình thường sẽ cho bé xuất viện về nhà. Mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là cha mẹ sẽ theo dõi để phát hiện các dấu hiệu bất thường của bé hoặc tình trạng vàng da tăng dần để đưa bé đi khám kịp thời.

Có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé chưa hết vàng da ngay sau khi chiếu đèn phổ biến như:

Vàng da sinh lý chưa giảm hoàn toàn

Vàng da sinh lý thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và được cho là do lượng bilirubin trong máu cao. Chiếu đèn giúp cơ thể bé đào thải bilirubin qua da, nhưng đôi khi phải mất vài ngày để hiệu quả chiếu đèn thể hiện rõ ràng. Một số bé cần thêm thời gian để gan hoạt động hiệu quả hơn và chuyển hóa hết bilirubin.

Vàng da do nguyên nhân bệnh lý

Nếu sau khi chiếu đèn, tình trạng vàng da của bé không cải thiện hoặc tái phát, có thể đây là dấu hiệu của vàng da bệnh lý. Các bệnh lý liên quan đến vàng da bệnh lý bao gồm:

Thiếu men G6PD

Đây là tình trạng rối loạn men ở gan khiến gan không chuyển hóa được bilirubin, làm lượng bilirubin trong máu tăng cao, gây ra vàng da. Trẻ em mắc bệnh thiếu men G6PD thường cần được theo dõi kỹ càng hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây vàng da ở trẻ dù đã chiếu đèn điều trị

Có nhiều nguyên nhân gây vàng da ở trẻ dù đã chiếu đèn điều trị

Các bệnh lý về gan hoặc đường mật

Một số bệnh về gan như viêm gan hoặc tắc nghẽn đường mật cũng có thể làm tăng bilirubin trong máu, gây ra tình trạng vàng da kéo dài. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý cần đưa bé tới bệnh viện thăm khám và điều trị sớm.

Thiếu máu tan huyết ở trẻ sơ sinh

Ở một số trẻ, do sự bất đồng nhóm máu với mẹ hoặc rối loạn tự miễn dịch, hồng cầu bị phá vỡ nhanh chóng, gây ra tình trạng thiếu máu tan huyết. Quá trình này làm tăng bilirubin trong máu và gây vàng da. Nếu bé có biểu hiện như mệt mỏi, không ăn uống được nhiều, cha mẹ nên chú ý đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám ngay.

Các biện pháp xử lý khi bé vẫn bị vàng da sau chiếu đèn

Trong trường hợp đã chiếu đèn nhưng bé chưa hết vàng da, để yên tâm hơn mẹ có thể đưa con tới bệnh viện và thăm khám lại. Các bác sĩ sẽ có phương án để chẩn đoàn xem tình trạng đó là bình thường hay bất thường. Cụ thể:

Thực hiện xét nghiệm kiểm tra lại nồng độ bilirubin

Trong trường hợp vàng da kéo dài, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bilirubin để xác định mức độ hiện tại. Xét nghiệm này giúp bác sĩ định hướng nguyên nhân, theo dõi tiến triển của bệnh và đánh giá liệu có cần điều trị bổ sung hay không.

Tiếp tục chiếu đèn nếu cần thiết

Một số trường hợp trẻ cần chiếu đèn trong thời gian dài hơn dự kiến, do cơ thể chưa thể đào thải bilirubin nhanh chóng. Tuy nhiên, việc chiếu đèn cần được thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế và không nên tự ý kéo dài thời gian chiếu đèn mà không có chỉ định của bác sĩ.

Xem xét phương pháp điều trị thay máu

Đối với trường hợp vàng da bệnh lý nghiêm trọng hoặc khi chiếu đèn không đem lại hiệu quả, thay máu có thể là phương pháp điều trị cần thiết để loại bỏ bilirubin khỏi máu của bé nhanh chóng. Thủ thuật này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt và sẽ do bác sĩ chuyên khoa quyết định.

Thăm khám và chẩn đoán lại tình trạng vàng da ở trẻ nếu chiếu đèn chưa cải thiện

Thăm khám và chẩn đoán lại tình trạng vàng da ở trẻ nếu chiếu đèn chưa cải thiện

Dấu hiệu cảnh báo mẹ cần lưu ý khi vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý thường xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau sinh và tự cải thiện sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu bé có các dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay:

  • Da vàng lan rộng và màu sắc đậm hơn, đặc biệt là vùng bụng, chân, tay, lòng bàn chân và bàn tay.
  • Bé có dấu hiệu biếng ăn, mệt mỏi hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Phân bé có màu nhạt hoặc nước tiểu có màu vàng đậm.

Nếu tình trạng vàng da của bé không thuyên giảm sau khi chiếu đèn hoặc kéo dài trên 2 tuần, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu vàng da bệnh lý hoặc tình trạng vàng da lan rộng, bé cần được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.

Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi tại nhà sau khi chiếu đèn

Để giúp tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh nhanh hết mẹ cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

  • Tăng cường cho bé bú mẹ: Sữa mẹ chứa nhiều dinh dưỡng giúp hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả và đẩy nhanh quá trình đào thải bilirubin.
  • Theo dõi các dấu hiệu lạ: Cha mẹ nên theo dõi kỹ các thay đổi trên da và biểu hiện của bé. Nếu thấy bé có dấu hiệu khác thường như mệt mỏi, bỏ bú hoặc vàng da đậm hơn, hãy đưa bé đi khám ngay.

Mẹ cần chăm sóc và theo dõi tình trạng vàng da ở con thật kỹ lưỡng

Mẹ cần chăm sóc và theo dõi tình trạng vàng da ở con thật kỹ lưỡng

Tình trạng vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân và cần được thăm khám cẩn thận để có hướng điều trị phù hợp. Việc chiếu đèn giúp giảm mức bilirubin trong máu nhưng nếu tình trạng này không cải thiện sau khi chiếu đèn, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đại học Phenikaa để được bác sĩ chuyên khoa nhi đánh giá và tư vấn điều trị. Việc theo dõi tình trạng của bé thường xuyên và chăm sóc đúng cách tại nhà cũng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra do vàng da kéo dài.

calendar

16/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.