iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Hô Hấp

icon

Tại sao khi giao mùa thời tiết ẩm chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp?

Tại sao khi giao mùa thời tiết ẩm chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Thúy Loan
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Mỗi khi thời tiết giao mùa tôi thường rất dễ viêm họng, ho và sổ mũi. Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng phòng ngừa nhưng vẫn không thể tránh khỏi bị viêm đường hô hấp. Vậy bác sĩ hãy giúp tôi giải đáp tại sao khi giao mùa thời tiết ẩm chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp được không ạ?
calendarĐã trả lời: 16/12/2024

Chào bạn! Với thắc mắc của bạn, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa xin được giải đáp như sau:

Khi giao mùa, thời tiết ẩm và nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi, làm suy giảm hệ miễn dịch, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ và người già. Đồng thời, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây các bệnh về đường hô hấp gia tăng, dẫn đến bạn dễ mắc bệnh như cảm cúm, viêm họng,...

Bệnh viêm đường hô hấp dễ xảy ra vào thời điểm thời tiết giao mùa, nồm ẩm

Bệnh viêm đường hô hấp dễ xảy ra vào thời điểm thời tiết giao mùa, nồm ẩm

Chúng tôi đã giải đáp thắc mắc tại sao khi giao mùa thời tiết ẩm chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên đây, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân khiến mình mắc bệnh. Ngoài giải đáp trên, hãy cùng tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị viêm đường hô hấp qua những thông tin liên quan dưới đây:

Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp như thế nào?

Viêm đường hô hấp là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào, bất cứ lúc nào trong năm nhưng thường tăng cao khi thời tiết giao mùa, (mùa khô hanh lạnh mới hay bị). Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Tỷ lệ tái phát của bệnh là khoảng 2-4 lần/năm đối với người trưởng thành và có thể lên tới 10 lần/năm ở trẻ em. Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến:

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol và ibuprofen giúp giảm đau và hạ sốt, giúp bệnh nhân thấy thoải mái hơn.
  • Kháng histamin: Những loại thuốc này giúp ngăn chặn giải phóng chất trung gian hóa học gây viêm, giảm triệu chứng như chảy mũi, ngứa mắt và hắt hơi, ho khan,...
  • Thuốc trị ho, long đờm: Các thuốc có thành phần bromhexin, dextromethorphan, guaifenesin và codein sẽ được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm hô hấp khi giao mùa giúp làm dịu cơn ho và hỗ trợ long đờm, giúp người bệnh thở dễ dàng.
  • Thuốc corticoid giảm viêm, phù nề: Prednisone và methylprednisolone là các thuốc có thể được chỉ định để giảm viêm cho trường hợp viêm nặng hoặc kéo dài.
  • Kháng sinh: Đối với các trường hợp viêm đường hô hấp do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh. Đối với viêm hô hấp do virus, sử dụng kháng sinh sẽ không hiệu quả.
  • Thuốc kháng virus: Đa số virus gây viêm đường hô hấp không có thuốc kháng virus đặc hiệu, chỉ một số ít loại virus như virus Cúm, SARS COV2 là có thể được bác sĩ chỉ định thuốc kháng virus đặc hiệu để ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể.

Bệnh viêm đường hô hấp có thể chỉ cần sử dụng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ kê và nghỉ ngơi tại nhà

Bệnh viêm đường hô hấp có thể chỉ cần sử dụng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ kê và nghỉ ngơi tại nhà

Điều trị, chăm sóc tại nhà

Ngoài các loại thuốc kê đơn, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà sau để hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn:

  • Vệ sinh mũi, họng, súc miệng hoặc rửa mũi với nước muối ấm giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
  • Sử dụng trà thảo mộc như: Trà mật ong, trà hoa cúc và gừng để giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cổ họng dễ chịu hơn.
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi có thể làm tăng độ ẩm và làm loãng dịch nhầy, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi.
  • Xông hơi, massage các xoang mũi cũng giúp thông thoáng đường thở, làm thông tắc mũi, làm loãng dịch nhầy hô hấp và giảm cảm giác nghẹt mũi.
  • Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm lỏng để tránh kích thích niêm mạc họng và giảm đau. Ăn nhiều trái cây, rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng đề kháng cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi đủ và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần ngực và cổ, sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi họng.

Khi thấy có dấu hiệu bất thường khi bị bệnh viêm đường hô hấp, cần đến khám bác sĩ để điều trị kịp thời

Khi thấy có dấu hiệu bất thường khi bị bệnh viêm đường hô hấp, cần đến khám bác sĩ để điều trị kịp thời

Nên làm gì để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp?

Để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa, nồm ẩm và phòng ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

Duy trì không gian sống sạch sẽ và thoáng mát

Thường xuyên vệ sinh không gian sống, luôn giữ cho ngôi nhà sạch sẽ, thoáng mát giúp giảm thiểu vi khuẩn và virus trong không khí. Hãy sử dụng các chất tẩy rửa an toàn để lau chùi bề mặt và đồ vật thường xuyên tiếp xúc như bàn, ghế, tay nắm cửa và điện thoại để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể

Cung cấp đủ nước và xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh cho cơ thể là điều cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch. Nên ăn nhiều trái cây và rau củ để cung cấp vitamin C, vitamin D và các khoáng chất cần thiết giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus.

Luôn uống đủ nước và ăn uống đủ chất để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp

Luôn uống đủ nước và ăn uống đủ chất để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp

Giảm tiếp xúc với nguồn lây nhiễm

Hạn chế tiếp xúc gần với bệnh nhân hay người có triệu chứng bệnh viêm hô hấp. Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến nơi công cộng để bảo vệ chính mình và người khác. Vào thời điểm giao mùa, nồm ẩm, hạn chế đi đến những khu vực đông người và những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao để bảo vệ bản thân và gia đình.

Thực hiện vệ sinh cá nhân

Vệ sinh tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với các bề mặt công cộng và trước khi ăn. Vệ sinh răng miệng hàng ngày và súc miệng với nước muối sinh lý để có thể giúp kháng khuẩn và làm sạch họng. Thường xuyên lau chùi và khử trùng các đồ dùng cá nhân như điện thoại, bàn phím máy tính, các vật dụng trong nhà, nơi làm việc thường xuyên sử dụng để hạn chế vi khuẩn lây lan. 

Giữ ấm cơ thể

Khi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi tối hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, cần mặc đủ ấm để tránh cảm lạnh. Với trẻ nhỏ cần theo dõi nhiệt độ môi trường để điều chỉnh quần áo, nhiệt độ phòng tránh bé lạnh hay ra nhiều mồ hôi, dễ nhiễm lạnh và viêm hô hấp.

Tiêm phòng vacxin cúm và phế cầu

Cúm và phế cầu là 2 loại vi sinh vật thường gặp gây viêm đường hô hấp, đặc biệt là ở các đối tượng trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh lý hô hấp mạn tính, người có nhiều bệnh lý nền toàn thân khác. Tiêm phòng vacxin cúm và phế cầu sẽ giúp giảm đáng để nguy cơ mắc viêm đường hô hấp. (BV Phenikaa có tiêm phòng 2 loại vacxin này thì giới thiệu luôn)

Luôn giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân đầy đủ để phòng bệnh viêm đường hô hấp thời điểm giao mùa

Luôn giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân đầy đủ để phòng bệnh viêm đường hô hấp thời điểm giao mùa

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc tại sao khi giao mùa thời tiết ẩm chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp cũng như những thông tin liên quan giúp bạn hiểu rõ cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Với các bệnh viêm đường hô hấp bạn có thể liên hệ và đến Bệnh viện Đại học Phenikaa thăm khám. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, sẽ chẩn đoán đúng tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nhất, giúp bạn nhanh hồi phục.

calendar

16/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.