iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Bào Thai

icon

Thai chậm tăng trưởng nên ăn gì?

Thai chậm tăng trưởng nên ăn gì?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Nguyễn Thúy Loan, 33 tuổi, Hải Phòng.
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Em gái tôi hiện đang mang thai ở tháng thứ 6. Trong lần khám thai gần nhất được bác sĩ nhắc nhở là thai lớn chậm, nên ăn uống nhiều để bé tăng cân. Vậy thai chậm tăng trưởng nên ăn gì để bé tăng cân đều thưa bác sĩ? Xin cảm ơn Bác sĩ!
calendarĐã trả lời: 16/12/2024

Chào bạn! Với thắc mắc của bạn, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa xin được giải đáp như sau:

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi. Thai nhi chậm tăng trưởng thì mẹ nên ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với thực đơn đa dạng, đặc biệt bổ sung đủ Acid folic, Sắt, Canxi,... theo nhu cầu cơ thể khi mang thai. Dưới đây là một số gợi ý thực phẩm nên ăn để cải thiện tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng của em gái bạn:

  • Thực phẩm giàu protein từ thịt cá, trứng sữa, sản phẩm từ sữa, các loại hạt.
  • Trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất: Chuối, bơ, ổi, nho,... và rau xanh.
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh như: Dầu ô liu, các loại cá, quả bơ, hạt chia, ...

Thai chậm tăng trưởng nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng

Thai chậm tăng trưởng nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng

Ngoài những thông tin giải đáp thắc mắc về thai chậm tăng trưởng nên ăn gì trên đây, bạn có thể tham khảo thêm những thông tin liên quan dưới đây để hiểu rõ về giai đoạn này. Từ đó đưa ra lời khuyên, chăm sóc mẹ bầu tại nhà tốt hơn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi:

Nguyên nhân chính gây thai chậm tăng trưởng là gì?

Thai chậm tăng trưởng là tình trạng bào thai trong tử cung người mẹ bị suy dinh dưỡng, phát triển kém về kích thước và trọng lượng so với tiêu chuẩn tuổi thai. Có thể phân loại tình trạng này thành hai loại chính:

  • Chậm tăng trưởng đối xứng: Tất cả các bộ phận của thai nhi đều phát triển chậm như nhau.
  • Chậm tăng trưởng không đối xứng: Một số bộ phận phát triển bình thường trong khi các bộ phận khác nhỏ hơn so với tuổi thai.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng này bao gồm:

Nguyên nhân từ nhau thai

Nhau thai bất thường, rối loạn chức năng nhau thai, tiền sản giật hoặc các vấn đề khác như dây rốn một động mạch có thể khiến thai nhi nhận được ít chất dinh dưỡng nên chậm tăng trưởng.

Sức khỏe của người mẹ

  • Tuổi mang thai của người mẹ dưới 16 hoặc trên 35 tuổi.
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, bổ sung không đủ chất.
  • Sử dụng thuốc, chất kích thích (rượu, thuốc lá, ma túy) trong quá trình mang thai.
  • Người mẹ đang gặp các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường hoặc nhiễm trùng.
  • Các yếu tố khác: Mang đa thai, trước đó sinh con bị suy dinh dưỡng, người mẹ bị trầm cảm,...

Thai chậm tăng trưởng là khi thai nhi có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn mức tiêu chuẩn của tuổi thai

Thai chậm tăng trưởng là khi thai nhi có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn mức tiêu chuẩn của tuổi thai

Thai chậm tăng trưởng có đáng lo ngại không?

Thai nhi chậm tăng trưởng nếu không cải thiện trước khi sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe em bé trước, trong và sau sinh. Cụ thể là:

  • Trẻ sinh ra có cân nặng không đạt chuẩn.
  • Thiếu áp lực trong vùng âm đạo có thể gây khó khăn trong quá trình sinh, khiến trẻ dễ bị ngạt thở, bẹp đầu,...
  • Thiếu oxy có thể dẫn đến vấn đề hô hấp ngay khi sinh.
  • Trẻ dễ bị hạ đường huyết sau khi ra đời.
  • Hệ miễn dịch kém khiến trẻ dễ mắc bệnh, chậm phát triển về chiều cao, cân nặng và phát triển thể chất sau này.
  • Tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, hô hấp, thận trong tương lai.
  • Rối loạn chuyển hóa có thể dẫn đến đái tháo đường.
  • Trẻ có nguy cơ cao bị hội chứng đa hồng cầu sau sinh.
  • Trong những trường hợp thai nhi chậm tăng trưởng nặng, thai nhi có thể chết lưu hoặc sinh non, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau sinh.

Thai chậm tăng trưởng là một nguyên nhân khiến trẻ suy giảm miễn dịch, chậm phát triển thể chất suốt vòng đời

Thai chậm tăng trưởng là một nguyên nhân khiến trẻ suy giảm miễn dịch, chậm phát triển thể chất suốt vòng đời

Lưu ý về chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng thai chậm tăng trưởng

Chế độ ăn của mẹ bầu rất quan trọng trong từng giai đoạn thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng và lưu ý quan trọng để cải thiện thai chậm tăng trưởng:

Nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ mang thai

Trong từng tam cá nguyệt, cơ thể người mẹ và thai nhi sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, hãy nhớ bổ sung các dưỡng chất sau trong từng giai đoạn mang thai:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu): Tăng cường bổ sung protein từ trứng, thịt, sữa, đậu. Chia nhỏ bữa ăn vì giai đoạn này thường mẹ bầu còn ốm nghén. Bổ sung vitamin, sắt và acid folic (60mg sắt và 400mcg acid folic mỗi ngày). Người mẹ được khuyến nghị nên tăng cân từ 0,5 – 2kg.
  • Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): Nhu cầu dinh dưỡng cần tăng thêm 250 kcal/ngày. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi và kẽm, uống tối thiểu 2 ly sữa mỗi ngày.
  • Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): Nhu cầu dinh dưỡng cần tăng thêm 450 kcal/ngày. Bổ sung đa dạng thực phẩm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nhưng cần điều chỉnh khẩu phần ăn của mẹ bầu để tránh tăng cân quá nhanh bằng cách giảm tinh bột và chất béo, tăng cường rau củ, đạm, cá, trái cây, trứng, sữa,...

Thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung để cải thiện tình trạng thai chậm tăng trưởng

  • Tinh bột: Gạo, ngô, khoai củ, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thịt nạc: Thịt lợn, bò, gà; bổ sung hải sản.
  • Cá: Cá giàu omega-3 như cá hồi, các loại cá đồng lành tính và giàu dinh dưỡng.
  • Cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất từ rau củ quả, trái cây tươi.
  • Trứng: Nguồn protein và các vitamin thiết yếu.
  • Uống thêm 2 - 3 ly sữa mỗi ngày để cung cấp canxi, protein và vitamin D.

Ăn uống đủ chất, đa dạng thực phẩm theo nhu cầu cơ thể để cải thiện thai chậm tăng trưởng

Ăn uống đủ chất, đa dạng thực phẩm theo nhu cầu cơ thể để cải thiện thai chậm tăng trưởng

Nguyên tắc ăn uống giúp thai nhi hấp thụ nhiều dinh dưỡng

  • Ăn chậm, nhai kỹ, cảm nhận no và dừng đúng lúc.
  • Ăn đủ bữa sáng, bổ sung đầy đủ chất, không ăn qua loa.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa chính để kiểm soát dinh dưỡng.
  • Ưu tiên đồ hấp, luộc, giảm lượng dầu mỡ chế biến món ăn.
  • Uống đủ nước 2 – 2,5 lít/ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai

  • Thức ăn nhiều đường, chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo.
  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, chất bảo quản.
  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến với nhiều dầu mỡ, gia vị.
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao và phủ nội tạng động vật.
  • Thịt, thực phẩm tái hoặc chưa chín.
  • Các chất gây nghiện, chất kích thích như rượu, bia, cà phê

Mẹ bầu nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để thai nhi hấp thụ tốt dinh dưỡng, cải thiện thai chậm tăng trưởng

Mẹ bầu nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để thai nhi hấp thụ tốt dinh dưỡng, cải thiện thai chậm tăng trưởng

Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề thai chậm tăng trưởng nên ăn gì cũng như những thông tin liên quan giúp bạn hiểu rõ về nguy cơ sức khỏe và lưu ý ăn uống trong giai đoạn này giúp cải thiện vấn đề. Nếu bạn còn thắc mắc gì cần tư vấn về sức khỏe thai kỳ hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.

Bạn cũng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đại học Phenikaa để kiểm tra, thăm khám. Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc tân tiến sẽ kiểm tra, đưa ra chẩn đoán chính xác, từ đó xây dựng liệu trình điều trị phù hợp nhất với vấn đề sức khỏe.

calendar

16/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.