Thiếu ối nên uống gì?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Nguyễn Thanh Hải
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Vợ tôi đang mang thai và vừa được chẩn đoán là bị thiếu ối. Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của cô ấy và em bé. Bác sĩ có thể cho tôi biết vợ tôi bị thiếu ối nên uống gì để cải thiện tình trạng? Có những loại thức uống hay thực phẩm nào đặc biệt mà cô ấy nên bổ sung không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
calendarĐã trả lời: 17/12/2024

Chào bạn Hải! Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến chuyên mục giải đáp của Bệnh viện Đại học Phenikaa. Với câu hỏi của bạn về việc thiếu ối nên uống gì, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khi mẹ bầu gặp tình trạng thiếu ối, việc bổ sung nước là điều rất cần thiết, bạn có thể tham khảo một số thứ sau:

Uống nhiều nước lọc

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để tăng lượng nước ối là uống đủ nước lọc mỗi ngày. Mẹ bầu nên uống từ 8 - 10 cốc nhỏ nước, tương đương khoảng 2 - 2,5 lít mỗi ngày. Việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp tăng lượng nước ối, hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng thai nhi.

photo

Mẹ bầu thiếu ối nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày

Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên uống nước đều đặn trong suốt cả ngày, tránh uống dồn khi cảm thấy khát. Điều này giúp duy trì lượng nước ổn định trong cơ thể và giúp mẹ bầu tránh tình trạng mất nước. 

Uống nước dừa

Nước dừa là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung nước ối vì chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. Bên cạnh việc tăng cường lượng nước ối, nước dừa còn giúp làm sạch nước ối, giảm nguy cơ nhiễm trùng, bảo vệ thai nhi an toàn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa với tần suất khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần, tránh uống quá nhiều để hạn chế các vấn đề không mong muốn. 

Uống nước ép quả tươi 

Nước ép từ các loại trái cây rất giàu nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Đây là một cách bổ sung nước ối nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giúp mẹ bầu hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. 

photo

Bổ sung thêm nước ép từ trái cây tươi giúp cải thiện tình trạng thiếu ối

Một số loại trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao nên bổ sung là dưa hấu, nho, dâu tây và cà chua. Thực đơn này không chỉ giúp tăng lượng nước ối mà còn hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi. 

Bổ sung L-Arginine 

L-Arginine là một axit amin giúp tăng cường lưu thông máu và có thể góp phần cải thiện lượng nước ối. Tuy nhiên, mẹ bầu khi bổ sung L-Arginine cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi hoặc bổ sung L-Arginine có nguồn gốc tự nhiên từ các thực phẩm hàng ngày.

Chúng tôi đã giải đáp cho bạn về thắc mắc thiếu ối nên uống gì qua nội dung ở trên. Để hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu ối khi mang bầu bạn có thể tham khảo thêm một vài thông tin dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất:

Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu ối?

Tình trạng thiếu ối ở mẹ bầu có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, chính vì thế việc phát hiện các dấu hiệu thiếu nước ối càng sớm càng mang lại lợi ích. Dưới đây là một số dấu hiệu chung của tình trạng thiếu nước ối bạn có thể tham khảo:

  • Phát hiện thiếu ối do thực hiện siêu âm.
  • Âm đạo cảm thấy ẩm ướt do nước ối rò rỉ.
  • Kích thước của thai nhi nhỏ hơn so với tiêu chuẩn.
  • Mẹ bầu tiểu ít hơn so với bình thường và chậm tăng cân.
  • Thấy khó chịu, đôi khi đau nhói ở vùng bụng.
  • Thai nhi yếu, ít chuyển động, nhịp tim giảm bất thường.

photo

Mẹ bầu tiểu ít bất thường có thể là dấu hiệu của thiếu ối

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thiếu ối ở mẹ bầu?

Nói đến tình trạng thiếu nước ối, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất, gồm:

  • Khi đang mang thai mẹ bầu mắc bệnh Lupus.
  • Mẹ bầu uống ít nước, ăn ít thực phẩm chứa chất dinh dưỡng, làm việc quá sức khi mang thai.
  • Mang thai đôi.
  • Tình trạng rò rỉ ối kéo dài nhưng mẹ bầu không phát hiện sớm.
  • Thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất nên ngừng bài tiết nước tiểu làm giảm ối.
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt ở đường tiết niệu và thận.
  • Tuổi thai trên 42 tuần.

Thiếu ối nguy hiểm như thế nào? 

Thiếu ối có thể gây nguy hiểm tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện trong thai kỳ. Nếu tình trạng này xảy ra ở giai đoạn đầu, đặc biệt trước tuần 28 của thai kỳ, nguy cơ biến chứng tăng cao. Các rủi ro nghiêm trọng có thể bao gồm sinh non, sảy thai, thai chết lưu hoặc các dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi sau này. 

photo

Tình trạng thiếu ối có thể dẫn đến sinh non, thậm chí là sảy thai, chết lưu thai

Trong trường hợp thiếu ối được chẩn đoán ở giai đoạn 3 tháng cuối, nguy cơ biến chứng thường thấp hơn. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra các vấn đề như thai chậm tăng trưởng, dây rốn bị chèn ép hoặc tình huống cần can thiệp mổ để bắt thai. Do đó, mẹ bầu cần theo dõi sát sao và thực hiện các chỉ dẫn y khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Phương pháp điều trị tình trạng thiếu ối hiệu quả

Thiếu ối thường được phát hiện qua các lần siêu âm khi khám thai định kỳ. Do đó, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể phát hiện tình trạng này kịp thời. Nếu được chẩn đoán thiếu ối, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Trong 3 tháng đầu

Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra thiếu ối, xem xét liệu có do tình trạng sức khỏe của mẹ hay do phát triển của phôi thai. Nếu nguyên nhân có thể điều trị được, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giải quyết nguyên nhân để đảm bảo môi trường tử cung đủ nước ối. Trường hợp nghiêm trọng có thể phải cân nhắc chấm dứt thai kỳ nếu không thể cải thiện lượng nước ối. 

Trong 3 tháng giữa

Bác sĩ sẽ tiếp tục xác định nguyên nhân thiếu ối và đánh giá các bất thường nếu thiếu ối có liên quan đến thai nhi. Tùy vào tình trạng, bác sĩ có thể xem xét truyền dịch vào túi ối để tăng cường lượng nước ối, hỗ trợ tiếp tục thai kỳ. Mẹ bầu cần siêu âm 1 - 2 lần mỗi tuần để giám sát sự phát triển của thai nhi. Nếu thai nhi có thể phát triển đủ, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc trưởng thành phổi để tăng khả năng sống sót khi sinh. 

photo

Thăm khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai để phát hiện và điều trị thiếu ối kịp thời

Trong 3 tháng cuối

Thiếu ối ở giai đoạn này yêu cầu mẹ bầu cần khám thai thường xuyên hơn. Nếu tình trạng nặng, mẹ bầu có thể được yêu cầu nhập viện để truyền dịch vào túi ối và theo dõi sát sao. Để đảm bảo phổi thai nhi trưởng thành, bác sĩ có thể sử dụng thuốc hỗ trợ trưởng thành phổi. 

Khi thai nhi đạt 37 tuần hoặc đã hoàn thành điều trị trưởng thành phổi, bác sĩ sẽ cân nhắc chấm dứt thai kỳ bằng cách khởi phát chuyển dạ hoặc mổ lấy thai, nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Có thể thấy, tình trạng thiếu nước ối ở mẹ bầu rất nguy hiểm và việc biết thiếu ối nên uống gì góp phần hỗ trợ khắc phục tốt hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã hiểu hơn về tình trạng thiếu ối và đặc biệt biết được nên cho vợ uống nước gì. Nếu bạn thấy vợ của mình khi mang thai có những dấu hiệu bất thường có thể liên hệ với Bệnh viện Đại học Phenikaa để được hỗ trợ nhanh chóng. Là một bệnh viện uy tín, trang thiết bị y tế tân tiến và đầy đủ cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ hết mình trong việc thăm khám và điều trị.

calendar

17/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.