iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Máu

icon

Tiểu cầu thấp nên ăn gì?

Tiểu cầu thấp nên ăn gì?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Trần Danh Tùng
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Tiểu cầu thấp thường gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe. Gia đình tôi đang có người bị tình trạng này nên tôi muốn bổ sung thêm dinh dưỡng giúp tiểu cầu về mức bình thường. Vậy tiểu cầu thấp nên ăn gì thưa bác sĩ? Xin cảm ơn Bác sĩ!
calendarĐã trả lời: 16/12/2024

Chào bạn! Với thắc mắc của bạn, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa xin được giải đáp như sau:

Khi tiểu cầu thấp, người bệnh nên ăn thực phẩm giúp sản sinh tiểu cầu nhiều hơn, khôi phục và bù đắp vào lượng tiểu cầu bị thiếu hụt như:

  • Thực phẩm giàu vitamin B12, folate: Trứng, thịt bò, gan bò, cá hồi, cá ngừ, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, quả kiwi, súp lơ xanh, cam, bưởi, ổi,…
  • Thực phẩm giàu sắt như gan bò, hàu, đậu lăng, đậu hũ, đậu trắng, sô cô la đen,…
  • Thực phẩm điều trị tiểu cầu thấp bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, các loại hạt, đậu và rau - đặc biệt là các loại rau lá xanh, là nguồn cung cấp vitamin K tuyệt vời.

Bệnh nhân bị tiểu cầu thấp nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Bệnh nhân bị tiểu cầu thấp nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Bác sĩ của PhenikaaMec đã giải đáp cho thắc mắc của bạn về vấn đề tiểu cầu thấp nên ăn gì, hy vọng giúp bạn biết cách lên thực đơn, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng người thân mắc bệnh. Ngoài giải đáp trên chúng tôi cũng muốn lưu ý thêm với bạn một số thông tin liên quan tới tình trạng qua nội dung dưới đây, mời bạn tham khảo:

Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu cầu thấp là gì?

Tiểu cầu là một loại tế bào máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp ngăn ngừa chảy máu khi cơ thể có vết thương. Số lượng tiểu cầu trong máu khoảng 140.000 - 440.000/mm³ là bình thường, ngược lại nếu số lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn 140.000/mm³ là bị tiểu cầu thấp hoặc giảm tiểu cầu.

Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu cso thể từ các yếu tố sau:

Tiểu cầu là một loại tế bào máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp ngăn ngừa chảy máu khi cơ thể có vết thương. Số lượng tiểu cầu trong máu khoảng 140.000 - 440.000 G/L là bình thường, ngược lại nếu số lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn 140.000 G/L là bị tiểu cầu thấp hoặc giảm tiểu cầu.

Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu có thể từ các yếu tố sau:

  • Virus: Sau khi nhiễm các virus như quai bị, thủy đậu, rubella, HIV, viêm gan B, C, hoặc virus Epstein Barr có thể làm giảm sản xuất tiểu cầu. Tình trạng này có thể chấm dứt khi virus trong cơ thể bị tiêu diệt hết.
  • Thuốc: Một số loại thuốc uống có tác dụng phụ khiến cơ thể sản xuất kháng thể phá hủy tiểu cầu hoặc ức chế khả năng sản xuất của tủy xương.
  • Gen di truyền: Một số bệnh lý do đột biến gen có thể kèm theo chứng giảm số lượng tiểu cầu.
  • Lách to: Lá lách phì đại sẽ khiến tiểu cầu bị mắc kẹt, giảm số lượng tiểu cầu trong tuần hoàn máu.
  • Bệnh lý ác tính: Một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu đi kèm tình trạng tiểu cầu thấp.
  • Thiếu máu bất sản: Tình trạng do tủy xương không thể sản xuất đủ lượng tế bào máu đáp ứng nhu cầu cơ thể.
  • Tác dụng phụ của hóa trị: Hóa trị có thể làm giảm cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Hệ thống miễn dịch nhầm lẫn và tấn công, phá hủy tiểu cầu.
  • Nguyên nhân khác: Mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, uống nhiều rượu bia, thiếu vitamin B12 và axit folic, bị viêm nhiễm mạch máu, di chứng sau phẫu thuật ghép tạng, truyền máu,... cũng có thể gây ra tình trạng tiểu cầu thấp.

Bệnh tiểu cầu thấp có thể là tác dụng phụ của dùng thuốc, hóa trị hay bắt nguồn từ bệnh lý ác tính nào đó

Bệnh tiểu cầu thấp có thể là tác dụng phụ của dùng thuốc, hóa trị hay bắt nguồn từ bệnh lý ác tính nào đó

Bị bệnh tiểu cầu thấp có nguy hiểm không?

Tiểu cầu có tuổi thọ ngắn, khoảng 7 - 10 ngày sau khi được cơ thể sản sinh. Cơ thể cần duy trì lượng tiểu cầu trong máu từ 150.000 - 450.000 G/L. Khi số lượng tiểu cầu giảm đột ngột, xuống dưới 50.000 G/L sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe. Cụ thể là:

  • Tiểu cầu giảm dưới 50.000 G/L: Có thể dẫn đến xuất huyết và giảm khả năng đông máu, gây chảy máu bất thường (chảy máu chân răng, chảy máu cam, hoặc xuất huyết dưới da), mất máu cục bộ,... khi bị chấn thương.
  • Tiểu cầu giảm từ 10.000 - 20.000 G/L: Đây là mức giảm nghiêm trọng, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí là tử vong.                           

Bệnh tiểu cầu thấp có thể dẫn tới tử vong nếu số lượng tiểu cầu giảm dưới 20.000 tế bào/micro lít

Bệnh tiểu cầu thấp có thể dẫn tới tử vong nếu số lượng tiểu cầu giảm dưới 20.000 tế bào/micro lít

Có thể điều trị bệnh tiểu cầu thấp không?

Bệnh giảm tiểu cầu có thể hết nếu nguyên nhân bắt nguồn do virus hay tác dụng phụ của thuốc điều trị tương tác với cơ thể. Ngược lại, bệnh nếu bắt nguồn từ các nguyên nhân còn lại thì không thể điều trị dứt điểm, việc điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu cầu thấp gồm có:

Truyền máu

Nếu lượng tiểu cầu quá thấp, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu để tạm thời tăng mức tiểu cầu cho bệnh nhân.

Phẫu thuật cắt lách

Nếu nguyên nhân tiểu cầu thấp là do phù lá lách, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt lách để ngăn chặn lượng lớn tiểu cầu bị phá hủy cho bệnh nhân.

Dùng thuốc nội khoa

Corticosteroid có thể giúp ngăn ngừa chảy máu bằng cách giảm tốc độ phá hủy tiểu cầu. Bệnh nhân sử dụng thuốc có thể tăng lượng tiểu cầu sau 2-3 tuần sử dụng. Liệu trình dùng thuốc với Corticosteroid có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng cân, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm trạng, kích ứng dạ dày, tăng đường huyết và nổi mụn.

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân và tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc kích thích sản xuất tiểu cầu để kích thích tủy xương sản xuất thêm tiểu cầu.
  • Rituximab: Một loại thuốc điều trị bệnh tự miễn, giúp làm giảm số lượng tế bào B gây hại.
  • Globulin miễn dịch: Được sử dụng để điều trị một số dạng giảm tiểu cầu miễn dịch.
  • Kháng sinh: Được chỉ định nếu bệnh nhân tiểu cầu giảm có dấu hiệu nhiễm trùng đi kèm.

Bị bệnh tiểu cầu thấp cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình thuốc bác sĩ chỉ định và thăm khám định kỳ điều chỉnh liệu trình

Bị bệnh tiểu cầu thấp cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình thuốc bác sĩ chỉ định và thăm khám định kỳ điều chỉnh liệu trình

Truyền tiểu cầu

Trong trường hợp giảm tiểu cầu đột ngột do hóa trị hoặc xuất huyết nặng, bác sĩ có thể quyết định sử dụng phương pháp truyền tiểu cầu trực tiếp để nhanh chóng tăng số lượng tiểu cầu trong máu.

Tách huyết tương

Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân mắc phải xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối. Tách huyết tương giúp loại bỏ các yếu tố gây ra tình trạng đông máu và giảm thiểu việc tiêu tốn tiểu cầu.

Theo dõi và giám sát định kỳ

Bệnh nhân cần nhập viện để theo dõi số lượng tiểu cầu nhiều lần trong ngày, từ đó đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị và điều chỉnh nếu cần giúp ổn định sức khỏe bệnh nhân.

Trường hợp bệnh tiểu cầu thấp nghiêm trọng có thể cần tách huyết tương, truyền tiểu cầu

Trường hợp bệnh tiểu cầu thấp nghiêm trọng có thể cần tách huyết tương, truyền tiểu cầu

Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp về tiểu cầu thấp nên ăn gì cũng như những thông tin liên quan về nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị bệnh. Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ về tình trạng và chăm sóc người nhà mắc bệnh tốt hơn. Ngoài ra, bạn cần đưa người bệnh đi thăm khám định kỳ để kiểm soát biến chứng, thay đổi liệu trình điều trị phù hợp tình trạng.

Bệnh viện Đại học Phenikaa là cơ sở y tế hàng đầu với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và đầu tư trang thiết bị máy móc tân tiến. Bệnh nhân sẽ được thăm khám, xét nghiệm để có chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Bạn hãy liên hệ với chúng tôi nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh, tư vấn sức khỏe hay thăm khám bệnh để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

calendar

16/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.