iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Nhi Sơ Sinh

icon

Trẻ 2 tháng tuổi khó ngủ phải làm sao?

Trẻ 2 tháng tuổi khó ngủ phải làm sao?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Trúc Nhi, 27 tuổi, Lạng Sơn!
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Trẻ 2 tháng tuổi khó ngủ phải làm sao. Bé nhà tôi được 2 tháng tuổi nhưng thường xuyên khó ngủ, hay quấy khóc và không chịu nằm yên. Tôi đang rất stress vì đã thử mọi cách nhưng bé vẫn rất khó vào giấc. Mong bác sĩ tư vấn giúp!
calendarĐã trả lời: 17/12/2024

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp của Bệnh viện Đại học Phenikaa. Với thắc mắc của bạn về việc trẻ 2 tháng tuổi khó ngủ, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Đầu tiên, có thể nói tình trạng trẻ 2 tháng tuổi khó ngủ, quấy khóc là hiện tượng khá phổ biến và không có gì quá lo ngại trong giai đoạn phát triển này. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó ngủ kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả trẻ và ba mẹ, cần xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và điều chỉnh lại cách chăm sóc, cho bé bú sữa đủ no và đảm bảo môi trường ngủ thoải mái.

Nên cho bé bú đủ no hoặc tạo môi trường thoải mái giúp bé ngủ ngon hơn

Nên cho bé bú đủ no hoặc tạo môi trường thoải mái giúp bé ngủ ngon hơn

Mặc dù tình trạng khó ngủ với bé 2 tháng tuổi rất phổ biến nhưng nhiều ba mẹ không biết làm sao để xử lý. Ba mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin Bệnh viện Đại học Phenikaa chia sẻ bên dưới đây để giúp chăm sóc em bé tốt hơn, con ngủ ngon và phát triển tốt hơn nhé.

Nguyên nhân nào khiến trẻ 2 tháng tuổi khó ngủ?

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ khó ngủ và hay quấy khóc vào ban đêm:

Nguyên nhân bệnh lý

  • Đau bụng, khó tiêu: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dễ gây đầy bụng, khó chịu khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ.
  • Cảm lạnh, nghẹt mũi: Khi bị cảm hoặc nghẹt mũi, trẻ sẽ thở khó khăn gây ra sự bất tiện và làm trẻ ngủ không ngon giấc.
  • Trào ngược dạ dày: Trẻ sơ sinh thường gặp tình trạng này do cơ dạ dày chưa hoàn thiện gây khó chịu và khiến trẻ khó ngủ.
  • Dị ứng hoặc kích ứng da: Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị ngứa ngáy hoặc nổi mẩn do dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da hoặc do nhiệt độ quá nóng.
  • Thiếu canxi hoặc vitamin D: Một số trẻ thiếu canxi có thể xuất hiện triệu chứng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, thường xuyên giật mình.

Nguyên nhân sinh lý

  • Chu kỳ ngủ chưa ổn định: Trẻ 2 tháng tuổi vẫn đang phát triển chu kỳ ngủ và thức. Nhiều trẻ chưa quen với sự phân biệt giữa ngày và đêm khiến giấc ngủ của trẻ trở nên bất thường.
  • Trẻ có nhu cầu bú sữa: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên cần được cho ăn thường xuyên, kể cả vào ban đêm. Khi đói trẻ sẽ quấy khóc khiến giấc ngủ gián đoạn, sau khi được cho bú no bé sẽ ngủ trở lại bình thường.
  • Cảm giác không an toàn: Trẻ 2 tháng tuổi vẫn đang trong giai đoạn thích nghi với thế giới bên ngoài. Một số bé sẽ khó ngủ nếu không có cảm giác an toàn, chẳng hạn như khi không được quấn chặt hoặc không được bế.
  • Tiếng ồn hoặc ánh sáng xung quanh: Trẻ dễ bị giật mình khi có tiếng động lớn hoặc không gian ngủ quá sáng.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khó ngủ vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khó ngủ vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Các biện pháp giúp ba mẹ cải thiện giấc ngủ cho trẻ 2 tháng tuổi

Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về thể chất và trí não. Ba mẹ có thể tham khảo một số gợi ý để giúp cải thiện giấc ngủ cho bé, giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn:

  • Thiết lập không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng: Đảm bảo phòng ngủ của trẻ không có tiếng ồn hay ánh sáng quá mạnh cũng như luôn được vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng rèm che để làm dịu ánh sáng, tạo không gian yên tĩnh cho bé.
  • Tạo thói quen ngủ đều đặn: Điều chỉnh dần về thời gian ngủ của trẻ vào buổi tối để bé hình thành thói quen ngủ sớm. Trước khi đi ngủ, bạn có thể giúp bé thư giãn bằng việc massage tay, chân, bụng, lưng, mặt hoặc các hoạt động nhẹ nhàng như hát ru để bé ngủ ngon hơn.
  • Duy trì nhiệt độ phù hợp: Phòng ngủ của bé cần có nhiệt độ mát mẻ, khoảng từ 26-28 độ C để bé cảm thấy thoải mái và dễ vào giấc.
  • Giảm thời gian ngủ ngày của bé: Nếu bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, bạn có thể giúp bé thức dậy bằng cách chơi cùng bé, dỗ dành hoặc tạo một số hoạt động nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ dàng vào giấc ngủ đêm sâu hơn.

Nên tạo không gian thoải mái giúp bé dễ vào giấc và ngủ ngon hơn

Nên tạo không gian thoải mái giúp bé dễ vào giấc và ngủ ngon hơn

Chăm sóc tiêu hóa để giúp trẻ dễ ngủ hơn

Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó ngủ. Để giúp bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Cho bé bú đúng cách: Đảm bảo bé bú đều đặn, tránh để bụng quá đói hoặc quá no. Khi bé đã bú no, hãy giữ bé ở tư thế thẳng trong vài phút để hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ: Trẻ em thường có hệ tiêu hóa còn kém nên rất dễ bị đầy hơi khi bú sữa mẹ. Do đó mẹ có thể vỗ ợ hơi cho con bằng cách chụm các đầu ngón tay lại và co tay lại giúp để khoảng trống ở lòng bàn tay tạo và vỗ vào lưng bé, vỗ nhẹ nhàng giúp bé có thể ợ hơi hiệu quả.
  • Massage bụng cho bé: Một cách để giúp trẻ dễ ngủ hơn là mát-xa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Việc này sẽ giúp bé thư giãn, dễ tiêu hóa thức ăn, giảm đầy hơi và cảm giác khó chịu ở bụng.
  • Chọn loại sữa phù hợp: Nếu bé đang dùng sữa công thức, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại sữa dễ tiêu hóa hơn, giúp bé tránh tình trạng đầy bụng.

Quản lý và theo thời gian thức và ngủ của trẻ trong ngày

Việc kiểm soát thời gian ngủ ngày của bé là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện giấc ngủ ban đêm:

  • Đảm bảo bé ngủ đủ vào ban ngày: Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều trong ngày nhưng không nên để bé ngủ quá lâu vào cuối buổi chiều. Giúp bé tỉnh dậy sớm hơn một chút để bé cảm thấy mệt vào buổi tối, từ đó dễ dàng vào giấc ngủ ban đêm hơn.
  • Khuyến khích hoạt động nhẹ nhàng vào ban ngày: Vào ban ngày, bạn có thể trò chuyện, chơi đùa hoặc cho bé nhìn ngắm xung quanh để tăng cường nhận thức, giúp bé cảm thấy mệt mỏi tự nhiên khi đến giờ ngủ tối.

Nên quản lý thời gian ngủ ban ngày của trẻ, tránh ngủ quá nhiều vào buổi chiều tối

Nên quản lý thời gian ngủ ban ngày của trẻ, tránh ngủ quá nhiều vào buổi chiều tối

Cách dỗ trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi bé quấy khóc, khó ngủ

Khi trẻ quấy khóc khó ngủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để dỗ dành bé, giúp bé cảm thấy an tâm và dễ dàng vào giấc hơn:

  • Xoa dịu nhẹ nhàng: Xoa dịu bé bằng giọng nói êm dịu hoặc những cái xoa nhẹ trên lưng. Bạn cũng có thể hát ru hoặc mở nhạc nhẹ nhàng để giúp bé thư giãn.
  • Sử dụng tã lót thoải mái: Đảm bảo bé luôn được mặc tã thoáng mát, khô ráo. Việc thay tã kịp thời khi bé tiểu nhiều hoặc đi nặng sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và ngủ sâu hơn.
  • Tạo cảm giác an toàn bằng cách ủ ấm nhẹ: Bạn có thể quấn bé vào chăn một cách nhẹ nhàng, tạo cảm giác an toàn giống như khi bé còn trong bụng mẹ.

Khi nào trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi quấy khóc, khó ngủ cần đến gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng khó ngủ của trẻ sơ sinh có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử nhiều cách nhưng tình trạng khó ngủ vẫn tiếp diễn, hoặc bé có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Một số dấu hiệu cần chú ý bao gồm:

  • Bé khóc không ngừng trong thời gian dài: Nếu bé khóc liên tục, không ngừng trong nhiều giờ, có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe.
  • Thay đổi bất thường trong hành vi: Nếu bé có những dấu hiệu thay đổi trong hành vi như khó chịu nhiều, không muốn bú hoặc ngủ không yên, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe.
  • Sốt cao, nôn ói hoặc tiêu chảy: Những dấu hiệu này có thể cho thấy sức khỏe của bé đang có vấn đề, ảnh hưởng đến giấc ngủ và cần được thăm khám để chẩn đoán.

Trẻ 2 tháng tuổi nếu quấy khóc không ngừng kèm theo các biểu hiện lạ cần đưa tới gặp bác sĩ

Trẻ 2 tháng tuổi nếu quấy khóc không ngừng kèm theo các biểu hiện lạ cần đưa tới gặp bác sĩ

Trẻ 2 tháng tuổi khó ngủ là tình trạng khá phổ biến và thường có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh thói quen và môi trường ngủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và có các biểu hiện bất thường, cha mẹ có thể đưa bé đến thăm khám tại Bệnh viện Đại học Phenikaa để được tư vấn và điều trị kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe của bé.

Chúc em bé nhà bạn luôn khỏe mạnh, ngủ ngon!

calendar

17/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.