iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Hô Hấp

icon

Trẻ bị viêm phổi bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị viêm phổi bao lâu thì khỏi?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Trần Hồng Quang
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ, con trai tôi vừa được chẩn đoán viêm phổi và tôi rất lo lắng cho sức khỏe của bé. Bác sĩ có thể cho tôi biết thường thì trẻ bị viêm phổi sẽ cần bao lâu để hồi phục hoàn toàn không ạ? Có những dấu hiệu nào cho thấy bé đang phục hồi tốt không? Cảm ơn bác sĩ!
calendarĐã trả lời: 10/01/2025

Chào bạn! Với thắc mắc của bạn, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa xin được giải đáp như sau:

Viêm phổi là tình trạng tổn thương viêm nhu mô phổi, bao gồm túi phế nang, ống phế nang và tiểu phế quản. Nguyên nhân gây bệnh có thể do virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Các triệu chứng thường gặp như ho, sốt, khó thở và đau ngực nghiêm trọng.

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc viêm phổi rất cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ước tính khoảng 1/5 trẻ em dưới 5 tuổi mắc viêm phổi mỗi năm. Trẻ có miễn dịch yếu, sống ở môi trường ô nhiễm, bị thiếu dinh dưỡng,... sẽ tăng thêm nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ.

Thời gian hồi phục sau viêm phổi ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường trẻ bị viêm phổi do virus cần từ 7-14 ngày mới hồi phục. Trường hợp viêm phổi do vi khuẩn, trẻ cần 7-10 ngày sau khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh.

 Trẻ bị viêm phổi cần từ 7 – 14 ngày để hồi phục tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh

Trẻ bị viêm phổi cần từ 7 – 14 ngày để hồi phục tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh

Thắc mắc trẻ bị viêm phổi bao lâu thì khỏi đã được bác sĩ giải đáp trên đây. Bạn có thể hiểu rõ thêm về bệnh, đặc biệt là cách phòng ngừa và điều trị trạng qua những thông tin liên quan dưới đây, mời bạn tham khảo:

Nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ

Bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể do nhiều tác nhân khác nhau, bao gồm vi khuẩn, virus, và ký sinh trùng. Mỗi loại tác nhân gây bệnh sẽ có triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Một số vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em bao gồm: Vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hemophilus influenza, vi khuẩn tụ cầu, liên cầu khuẩn, Mycoplasma pneumoniae,....

Các loại virus như virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm và SARS-CoV2 cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi. Viêm phổi do virus thường biểu hiện nhẹ, tiến triển chậm và có khả năng tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà.

Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc viêm phổi gồm có:

  • Sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, khói thuốc lá.
  • Trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ suy dinh dưỡng, gầy yếu, suy nhược cơ thể, trẻ sinh non.
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, dị dạng đường thở, dị dạng lồng ngực.

 Trẻ sinh non dễ bị viêm phổi hơn trẻ sinh đủ tháng

Trẻ sinh non dễ bị viêm phổi hơn trẻ sinh đủ tháng

Khi nào cần cho trẻ bị viêm phổi nhập viện?

Khi mắc viêm phổi, trẻ có nguy cơ cao bị suy hô hấp và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sớm của viêm phổi dưới đây:

  • Ho nhiều, có đờm và có thể kèm theo sốt, chảy nước mũi nhiều.
  • Thở khò khè hoặc thở rít.
  • Thở nhanh, thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi) hay trên 50 lần/phút (2 tháng - 1 tuổi).
  • Mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn hoặc bỏ bú, nôn nhiều.

Không phải tất cả các trường hợp viêm phổi đều cần theo dõi, điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên nếu ba mẹ thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Trẻ ngủ li bì, lơ mơ hoặc co giật.
  • Bỏ bú hoặc không uống được, nôn tất cả mọi thứ sau ăn.
  • Sốt cao hoặc hạ nhiệt độ.
  • Trẻ khó thở, thở khò khè, thở có tiếng rít.
  • Thở nhanh, thở rút lõm lồng ngực.
  • Có hiện tượng tím tái quanh môi hoặc toàn thân.

 Trẻ bị viêm phổi có dấu hiệu tím tái, thở lõm lồng ngực thì nên nhập viện điều trị

Trẻ bị viêm phổi có dấu hiệu tím tái, thở lõm lồng ngực thì nên nhập viện điều trị

Phương pháp điều trị trẻ bị viêm phổi như thế nào?

Việc điều trị viêm phổi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kết quả thăm khám, nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi và tiền sử bệnh của trẻ. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm phổi cho trẻ em:

Viêm phổi nhẹ

Đối với trường hợp viêm phổi mức độ nhẹ, phụ huynh chỉ cần dùng thuốc điều trị, chăm sóc trẻ tại nhà. Những điều cần lưu ý bao gồm:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đảm bảo trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng và uống đủ nước.
  • Thiết lập thói quen ngủ nghỉ hợp lý, tạo điều kiện cho trẻ hồi phục sức khỏe.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh khu vực sống của trẻ sạch sẽ.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với mọi người, không cho trẻ đi học, đến nơi đông người,... để tránh lây lan bệnh.

Viêm phổi nặng

Trong trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ cần nhập viện để điều trị tích cực. Phác đồ điều trị áp dụng như:

  • Hỗ trợ thở oxy khi trẻ có suy hô hấp.
  • Điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh.
  • Chăm sóc và điều trị triệu chứng: Chống rối loạn thân nhiệt, cung cấp đầy đủ năng lượng, nước, điện giải.

Viêm phổi do virus

Trường hợp này trẻ thường không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh mà có thể được chỉ định thuốc kháng virus và các thuốc giảm triệu chứng cho trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn.

Viêm phổi do nấm

Nếu viêm phổi do nấm, trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng nấm. Việc chẩn đoán chính xác loại nấm gây bệnh là rất quan trọng để bác sĩ có phương pháp điều trị hiệu quả.

 Trẻ bị viêm phổi tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh sẽ áp dụng cách điều trị khác nhau

Trẻ bị viêm phổi tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh sẽ áp dụng cách điều trị khác nhau

Dấu hiệu cho thấy trẻ viêm phổi đang phục hồi tốt?

Dù điều trị tại nhà hay tại bệnh viện, cơ sở y tế, nếu cha mẹ thấy bé có những dấu hiệu sau là bé đang phục hồi tốt, tương thích tốt với phương pháp điều trị đang áp dụng:

  • Trẻ giảm các triệu chứng của đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy mũi
  • Nhịp thở trở lại bình thường, không còn thở nhanh hay thở khò khè, không thở rít.
  • Sốt giảm xuống và nhiệt độ cơ thể ổn định hơn.
  • Trẻ bắt đầu ăn uống tốt hơn, có dấu hiệu thèm ăn.
  • Trẻ không còn có dấu hiệu mệt mỏi hay uể oải như trước. Bé hoạt bát hơn, chơi đùa và tương tác với người xung quanh.
  • Bé có biểu hiện thoải mái, không còn khó chịu hay quấy khóc nhiều, tươi cười nhiều hơn, ngủ ngon và sâu hơn.

 Trẻ bớt sốt và ho ít, thoải mái và ngủ ngon hơn cho thấy cách trị viêm phổi áp dụng có hiệu quả tích cực

Trẻ bớt sốt và ho ít, thoải mái và ngủ ngon hơn cho thấy cách trị viêm phổi áp dụng có hiệu quả tích cực

Làm cách nào để phòng tránh viêm phổi cho trẻ?

Để thực hiện phòng ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ, cha mẹ cần hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ. Dưới đây là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em:

  • Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản sinh kháng thể, từ đó nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu nên tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh. Cha mẹ cần tránh đưa trẻ đến những nơi đông người, tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh và luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài.
  • Tránh khói bụi, khói thuốc lá và các yếu tố ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ.
  • Thường xuyên khử khuẩn không gian sống và đồ dùng của trẻ.
  • Dạy trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ho hay hắt hơi và hạn chế đưa tay bẩn lên mặt hoặc miệng.
  • Duy trì lối sống lành mạnh cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, ngủ nghỉ, vui chơi và học tập hợp lý.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp với lứa tuổi.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chăm sóc răng miệng đúng cách.
  • Tạo không gian sống thông thoáng và sạch sẽ.
  • Trẻ bị cảm lạnh, viêm hô hấp cần điều trị sớm để hạn chế chuyển biến thành viêm phổi.
  • Ưu tiên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời để tăng cường sức đề kháng.
  • Giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  • Trẻ vừa trải qua phẫu thuật có sức đề kháng yếu hơn, cần chú ý đặc biệt tránh cho trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu bệnh đường hô hấp, vệ sinh tay, chân và răng miệng đúng cách,....

 Hãy cho trẻ ăn uống đủ chất và hoạt động thể chất thường xuyên để ngăn ngừa bị viêm phổi

Hãy cho trẻ ăn uống đủ chất và hoạt động thể chất thường xuyên để ngăn ngừa bị viêm phổi

Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp về trẻ bị viêm phổi bao lâu thì khỏi cũng như những thông tin liên quan khác, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh con trai đang mắc phải. Hãy cho bé ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, theo dõi triệu chứng để giúp bé nhanh hồi phục trong quá trình điều trị.

Khoa Nhi tại Bệnh viện Đại học Phenikaa là địa chỉ đáng tin cậy để khám và điều trị các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ như viêm phổi hay nhiều bệnh lý khác. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan bệnh, cùng sự tận tâm của các bác sĩ giàu kinh nghiệm, cha mẹ có thể yên tâm khi đưa trẻ đến thăm khám và điều trị. Nếu bạn cần đặt lịch khám, hãy gọi ngay số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp tại trang web để được hỗ trợ tốt nhất.

calendar

10/01/2025

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.