iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Về Mắt

icon

Mắt đỏ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh

Mắt đỏ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh

Mắt đỏ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một loại bệnh lý khá phổ biến. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và rất dễ nhận biết. Để hiểu rõ hơn về bệnh mắt đỏ này mời bạn cùng đón đọc những chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Mắt đỏ là gì?

Mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, là tình trạng lớp màng trong suốt bao phủ bề mặt nhãn cầu và kết mạc của mí mắt bị viêm nhiễm. Biểu hiện điển hình của mắt đỏ là nhãn cầu có màu đỏ hoặc hồng, đó là do các mạch máu nhỏ trong kết mạc bị sưng và kích thích.

Mắt đỏ là tình trạng lớp màng nhãn cầu và kết mạc mí bị viêm

Mắt đỏ là tình trạng lớp màng nhãn cầu và kết mạc mí bị viêm

Các dạng của đau mắt đỏ

Mắt đỏ được chia thành 3 loại chính, gồm:

  • Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn: Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng như đỏ ở 1 bên mắt và đỏ ở bên mắt còn lại sau vài ngày. Ngoài ra, còn kèm theo cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai.. Mắt chảy dịch nước, có thể làm mí dính vào nhau. Đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn thường lây lan qua đường tiếp xúc với dịch từ mắt của người bệnh.
  • Đau mắt đỏ dị ứng: Người bệnh bị dị ứng bởi các tác nhân bên ngoài, không lây nhiễm như phấn hoa khiến cho cả 2 mắt đều đỏ, chảy nước mắt và ngứa. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng như hắt hơi và mũi bị ngứa.
  • Đau mắt đỏ do kích ứng: Do hóa chất hoặc vật lạ bay vào, gây kích ứng, chảy nước mắt và tiết dịch nhầy. Tình trạng này thường hết trong một ngày. Nếu không thuyên giảm, có thể vẫn còn dị vật trong mắt hoặc xước giác mạc.

Các triệu chứng hay gặp của mắt đỏ

Bệnh mắt đỏ có thể nhận biết một cách nhanh chóng bởi những dấu hiệu dễ thấy sau:

Triệu chứng điển hình

  • Đỏ mắt: Dấu hiệu rõ ràng nhất của viêm kết mạc.
  • Ngứa hoặc cộm: Người bệnh sẽ có cảm giác như mắt có dị vật, rất ngứa và bắt đầu ở mắt này sau lan sang mắt còn lại.
  • Tiết nhiều dịch: Mắt sẽ tiết nhiều dịch do dị ứng hoặc do virus, vi khuẩn.
  • Mắt cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng.

Bị viêm kết mạc thường thấy mắt đỏ, ngứa, cộm và nhiều dịch tiết

Bị viêm kết mạc thường thấy mắt đỏ, ngứa, cộm và nhiều dịch tiết

Triệu chứng nghiêm trọng

  • Thấy đau mắt dữ dội.
  • Mắt nhìn kém do thị lực bị suy giảm.
  • Nhạy cảm với ánh sáng ngày càng tăng lên.

Triệu chứng khác

Sau khi thức dậy mắt sẽ khó mở do 2 mí dính vào nhau hoặc do bị đóng ghèn hay dịch tích tụ.

  • Chảy nước mắt hoặc tiết dịch thường xuyên.
  • Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh này, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng và tổn thương.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm kết mạc

Như đã nói, mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể lây hoặc không lây lan sang người khác. Cụ thể:

Nguyên nhân lây nhiễm

  • Nhiễm khuẩn: Các vi khuẩn như Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia và Pseudomonas aeruginosa thường gây bệnh.
  • Nhiễm virus: Bệnh có thể do virus Adenovirus hoặc simplex, corona và varicella-zoster gây ra. Trong đó Adenovirus là nguyên nhân phổ biến hơn cả.
  • Tiếp xúc: Tiếp xúc với những người bị đau mắt đỏ cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Viêm kết mạc có thể do bị nhiễm khuẩn và lây lan do tiếp xúc với người bệnh

Viêm kết mạc có thể do bị nhiễm khuẩn và lây lan do tiếp xúc với người bệnh

Nguyên nhân kích ứng

  • Dị ứng: Các chất như nấm mốc, phấn hoa và chất gây dị ứng khác kích hoạt hệ miễn dịch, giải phóng histamine và gây viêm kết mạc.
  • Hóa chất: Các hóa chất có thể gây kích ứng khiến mắt đỏ như sữa tắm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm…
  • Dị vật: Lông mi rụng vào mắt, các loại khói bụi ngoài môi trường…
  • Kính áp tròng: Thói quen đeo kính áp tròng thường xuyên nhưng không làm vệ sinh có thể khiến vi khuẩn tích tụ dẫn tới đau mắt đỏ.

Đối tượng nguy cơ

Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh mắt đỏ. Tuy nhiên, trẻ em nhất là trẻ trong độ tuổi đi mầm non là đối tượng dễ bị mắt đỏ. Nguyên nhân là bởi trẻ trong độ tuổi này dễ tiếp xúc với môi trường nhà trẻ đông người, nhiều nguồn bệnh. Ngoài ra, người thường xuyên đeo kính áp tròng nhưng không vệ sinh sạch sẽ cũng là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh.

Biến chứng thường gặp

Mặc dù viêm kết mạc thường không nghiêm trọng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Giảm thị lực: Viêm nhiễm có thể lan đến giác mạc, gây tổn thương và ảnh hưởng đến thị lực.
  • Viêm loét giác mạc: Tình trạng này có thể diễn ra nếu không được chăm sóc, xử lý và điều trị đúng cách.
  • Mù lòa: Biến chứng nặng nhất của mắt đỏ là mù loà, mất thị lực hoàn toàn.

Đau mắt đỏ nếu không điều trị kịp thời, nặng có thể bị mù lòa

Đau mắt đỏ nếu không điều trị kịp thời, nặng có thể bị mù lòa

Các phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và tiền sử của bệnh nhân. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như:

  • Lấy mẫu dịch tiết ở mắt: Bác sĩ sẽ phân tích và nuôi cấy nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh.
  • Ngoài phương pháp trên bác sĩ có thể tìm nguyên nhân giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn bằng xét nghiệm. Bác sĩ có thể xét nghiệm để tìm vi khuẩn hoặc chẩn đoán các bệnh liên quan tới tình dục.

Phương pháp điều trị mắt đỏ

Thông thường với những trường hợp đau mắt đỏ nhẹ thường được chỉ định điều trị tại nhà. Nặng hơn có thể được chỉ định nằm tại bệnh viện để theo dõi và điều trị.

Điều trị tại nhà

  • Chườm lạnh: Giúp giảm khó chịu và sưng mi mắt.
  • Vệ sinh cá nhân: Luôn nhớ vệ sinh sạch sẽ tay chân, tắm rửa thường xuyên ít nhất 1 lần/ ngày để tránh nguy cơ viêm nhiễm.
  • Tránh chia sẻ đồ dùng: Tuyệt đối tránh dùng chung đồ cá nhân với người khác như khăn mặt, bát đũa ăn, ly, cốc uống nước.
  • Tránh dụi mắt và không đi bơi trong thời gian bị đau mắt đỏ.
  • Nghỉ ngơi: Nên nghỉ học hoặc nghỉ làm trong khoảng một tuần để tránh lây lan và giúp phục hồi.

Điều trị tại bệnh viện

Bệnh viêm kết mạc có thể do nhiều nguyên nhân, do đó phương pháp điều trị cũng sẽ cần dựa vào các nguyên nhân để thực hiện. Cụ thể:

  • Do vi rút: Nếu do nguyên nhân này cần chú ý vì tính lây lan cao. Thời gian điều trị có thể từ 4 - 7 ngày. Cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác và chú ý dùng thuốc theo chỉ định.
  • Do vi khuẩn: Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ về thuốc kháng sinh, thuốc uống hoặc nhỏ mắt để bệnh hồi phục nhanh chóng.
  • Do dị ứng: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng histamin ở dạng uống hay nhỏ để điều trị. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây ra tình trạng khô mắt.
  • Do kích ứng: Bạn cần ngay lập tức rửa mắt với nước sạch, dùng thêm nước muối sinh lý 0.9% để nhỏ giúp mắt dịu hơn. Nếu sau 4 giờ hoặc lâu hơn nhưng không cải thiện hãy tới gặp bác sĩ ngay.

Tình trạng đau mắt đỏ được điều trị tùy theo nguyên nhân

Tình trạng đau mắt đỏ được điều trị tùy theo nguyên nhân

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặt biệt là mắt.
  • Sử dụng nước muối loãng 0.9% để làm sạch mắt mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ cá nhân.
  • Tránh để mắt tiếp xúc với các hóa chất tắm gội.
  • Sử dụng kính, mũ chắn gió để tránh mắt tiếp xúc với gió, bụi và tác nhân gây dị ứng.
  • Chú ý chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.
  • Luôn đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.
  • Nếu đi bơi cần lựa chọn bể bơi đảm bảo tiêu chuẩn, sử dụng kính bơi và vệ sinh mắt lại sau khi bơi bằng nước muối loãng 0.9%.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên.
  • Cách ly, hạn chế tiếp xúc, dùng chung đồ với người thân bị đau mắt đỏ. Tuyệt đối không ôm, hôn với trẻ nhỏ khi đang mắc bệnh.

Vệ sinh mắt thường xuyên và đeo kính khi đi đường giúp hạn chế bệnh

Vệ sinh mắt thường xuyên và đeo kính khi đi đường giúp hạn chế bệnh

Các câu hỏi thường gặp

Đối với bệnh mắt đỏ, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi hay gặp nhất:

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, thời gian hồi phục có thể từ 4-7 ngày, thậm chí có thể kéo dài tới 14 ngày. Bạn cần chú ý tuân theo chỉ định và phác đồ điều trị từ bác sĩ để trị dứt điểm hoàn toàn bệnh.

Vì sao bệnh mắt đỏ hay xuất hiện vào mùa hè?

Bệnh thường bùng phát vào mùa hè vì các lý do sau:

  • Mùa hè thường mưa nhiều, độ ẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng cao hơn, khiến virus, vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ bị đau mắt đỏ do hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công.
  • Mùa hè là mùa diễn ra các hoạt động bơi lội, du lịch, dã ngoại. Do đó, virus và vi khuẩn cũng dễ xâm nhập, gây bệnh hơn cho mọi người, đặc biệt là trẻ em có hệ miễn dịch yếu.

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Bệnh có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc virus. Đây là những cách lây lan phổ biến:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Qua tiếp xúc với dịch hoặc chất tiết từ mắt của người bị bệnh.
  • Chia sẻ đồ dùng cá nhân có thể khiến nguồn bệnh dễ lây lan hơn.
  • Tiếp xúc với bề mặt nhiễm khuẩn: Chạm vào các bề mặt hoặc đồ vật bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus rồi đưa tay lên mắt.
  • Lây qua không khí: Có nhiều loại virus, vi khuẩn có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí hoặc qua việc hắt xì.

Hy vọng với những chia sẻ của bài viết trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh mắt đỏ, nắm được dấu hiệu, nguyên nhân để có thể phát hiện và điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa tránh lây lan cho người khác. Có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp PhenikaaMec để được thăm khám, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

calendarNgày cập nhật: 25/12/2024

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

  • Pink eye (conjunctivitis) https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/pink-eye-conjunctivitis#overview
  • Conjunctivitis: What Is Pink Eye? https://www.aao.org/eye-health/diseases/pink-eye-conjunctivitis#typesofpinkeye
  • Pink eye (conjunctivitis) – Symptoms and causes – Mayo Clinic. (2024, March 29). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/symptoms-causes/syc-20376355


right

Chủ đề :