Tầm soát ung thư tổng quát giá bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều trường hợp phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Cùng tìm hiểu chi tiết về chi phí và bảng giá tầm soát ung thư cập nhật nhất.
Tầm soát ung thư là gì? Vì sao quan trọng?
Tầm soát ung thư là việc dùng các phương pháp y học để phát hiện sớm bệnh. Thậm chí khi bạn chưa có triệu chứng gì, bác sĩ vẫn có thể tìm ra những bất thường nguy hiểm. Dưới đây là những lý do chính bạn nên thực hiện kiểm tra định kỳ:
1. Phát hiện bệnh sớm, tỷ lệ chữa khỏi cao
Tầm soát giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư ở giai đoạn đầu, khi chưa xuất hiện triệu chứng. Nhờ đó, phương pháp điều trị có thể hiệu quả hơn, ít xâm lấn và tăng tỷ lệ sống.
2. Chi phí điều trị thấp hơn 5 - 10 lần
Nếu phát hiện sớm, việc chữa ung thư thường đơn giản hơn và ít tốn kém so với giai đoạn muộn.
3. Ít đau đớn, phục hồi nhanh
Điều trị sớm giúp giảm đau đớn và biến chứng, thời gian hồi phục nhanh hơn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần cho người bệnh.
4. Giảm nguy cơ tử vong do ung thư
Chương trình tầm soát đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ tử vong, chẳng hạn chương trình xét nghiệm Pap smear giảm đến 75 - 80 % tử vong do ung thư cổ tử cung.
Tầm soát định kỳ giúp phòng ngừa ung thư sớm
Quy trình tầm soát ung thư
Trước khi tìm hiểu tầm soát ung thư toàn diện giá bao nhiêu tiền, bạn cần hiểu rõ quy trình thực hiện sàng lọc ung thư sớm. Tùy vào bệnh ung thư mà quy trình thực hiện có thể khác nhau, nhưng về cơ bản gồm 4 bước chính:
Bước 1: Khám lâm sàng - Nền tảng chẩn đoán
- Bác sĩ thu thập thông tin như: Tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, triệu chứng bất thường (đau, ho, sút cân…), yếu tố nguy cơ (thuốc lá, môi trường, tuổi tác).
- Thực hiện khám lâm sàng để đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe.
Bước 2: Xét nghiệm hỗ trợ - Phát hiện dấu ấn ung thư
Một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán ung thư bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Công thức máu, chức năng gan-thận, dấu ấn ung thư (CEA, AFP, CA 15‑3 hoặc CA 72‑4…), viêm gan B/C, HIV…
- Xét nghiệm nước tiểu, phân hoặc dịch tiết: Hỗ trợ sàng lọc các căn bệnh tiềm ẩn như ung thư đường tiết niệu, đại trực tràng, cổ tử cung (ví dụ Pap, HPV).
- Sinh thiết hoặc xét nghiệm tế bào học (nếu cần): Hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh.
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh - Xác định chính xác
- Siêu âm: Thường được chỉ định khi sàng lọc ung thư vú, dạ dày, tuyến giáp, cổ tử cung,…
- Chụp X‑quang, CT‑scan, MRI, PET‑CT: Hỗ trợ phát hiện bất thường ở phổi, xương, não, ổ bụng…
- Nội soi: Thường được chỉ định trong ung thư dạ dày, đại trực tràng, tai mũi họng, kèm sinh thiết (nếu cần).
Bước 4: Tổng hợp kết quả - Tư vấn chuyên sâu
Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét toàn bộ kết quả, xác định tình trạng (bình thường, nghi ngờ, cần chẩn đoán sâu hơn).
Nếu thấy dấu hiệu bất thường, có thể chỉ định thêm xét nghiệm hoặc sinh thiết chuyên sâu (ví dụ PET‑CT, nội soi sâu…) .
Với kết quả bình thường nhưng có yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ tư vấn lịch tầm soát định kỳ phù hợp.
Tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán là những bước chính trong quy trình sàng lọc ung thư
Tầm soát ung thư tổng quát bao nhiêu tiền?
Hiện nay, chi phí cho các gói tầm soát ung thư toàn diện có thể dao động từ khoảng 1.500.000 đến 4.000.000 đồng, và tại một số cơ sở y tế cao cấp, mức giá này có thể vượt mốc 10 triệu đồng. Sự khác biệt về chi phí tầm soát ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại gói khám (cơ bản hay chuyên sâu), nhóm đối tượng được chỉ định tầm soát, số lượng danh mục xét nghiệm – kiểm tra, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng, mức giá quy định của từng bệnh viện, cũng như các dịch vụ đi kèm trong quá trình thăm khám. Cụ thể như sau:
1. Giá gói tầm soát cơ bản hay chuyên sâu
Một số loại ung thư có tiến triển âm thầm, khó phát hiện nếu chỉ kiểm tra thông thường, do đó cần đến các kỹ thuật chuyên sâu cùng thiết bị chẩn đoán bằng thiết bị hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người bệnh, nhiều cơ sở y tế đã triển khai các gói sàng lọc ung thư với cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Mỗi gói sẽ bao gồm danh mục xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và mức độ can thiệp khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch đáng kể về chi phí.
Với những trường hợp từng được xác định mắc ung thư, gói tầm soát có thể được thiết kế riêng nhằm theo dõi tái phát hoặc đánh giá tiến triển, thường có mức giá trong khoảng từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng, tùy theo nội dung kiểm tra và cơ sở thực hiện.
2. Đối tượng và độ tuổi
Đối tượng và độ tuổi có ảnh hưởng rõ rệt đến chi phí tầm soát ung thư. Cụ thể như sau:
- Dưới 40 tuổi: Người khỏe mạnh, không có yếu tố nguy cơ, thường chỉ cần gói cơ bản gồm xét nghiệm máu, siêu âm, X-quang,... nên chi phí khám sẽ thấp hơn.
- Trên 40 tuổi trở lên: Do nguy cơ ung thư cùng tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các kỹ thuật như chụp nhũ ảnh, nội soi, CT/MRI dẫn đến chi phí tăng đáng kể.
- Người có nguy cơ cao: Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư, từng tiếp xúc với hóa chất độc hại, hút thuốc lá lâu năm... thường được khuyến nghị chọn gói tầm soát chuyên sâu hơn để phát hiện sớm bất thường. Các gói này thường có giá cao hơn do bao gồm nhiều kỹ thuật hiện đại như sinh thiết lỏng, chụp PET-CT...
3. Cơ sở y tế thực hiện
Tầm soát ung thư giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Mỗi bệnh viện hay phòng khám sẽ có sự khác biệt về đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị và công nghệ chẩn đoán. Những địa chỉ y tế sở hữu máy móc hiện đại và bác sĩ chuyên môn cao thường có mức giá dịch vụ cao hơn.
So với các xét nghiệm thông thường, chi phí tầm soát ung thư toàn diện sẽ cao hơn. Tuy vậy, khoản chi này vẫn thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị ung thư khi phát hiện ở giai đoạn muộn.
Khám tầm soát ung thư bao nhiêu tiền phụ thuộc vào loại ung thư và phương pháp xét nghiệm
Tham khảo thêm:
Gợi ý bảng giá gói tầm soát ung thư phổ biến hiện nay
Mỗi loại ung thư đều cần các phương pháp kiểm tra và xét nghiệm đặc thù để phát hiện chính xác. Vì thế, giá khám tầm soát ung thư cũng sẽ thay đổi tùy theo loại và danh mục kỹ thuật đi kèm. Dưới đây là một số giá gói tầm soát ung thư phổ biến cho bạn tham khảo:
- Ung thư phổi: Chi phí dao động từ 1.800.000 – 2.500.000 VNĐ, bao gồm các kỹ thuật như chụp X-quang phổi, chụp CT liều thấp (LDCT), và xét nghiệm máu chuyên biệt.
- Ung thư gan: Có mức giá khoảng 1.500.000 – 2.200.000 VNĐ, thường bao gồm siêu âm gan, X-quang và xét nghiệm định lượng AFP (Alpha-fetoprotein) trong máu.
- Ung thư đại trực tràng: Dao động từ 2.900.000 – 3.400.000 VNĐ, với các hạng mục như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, siêu âm và sinh thiết (nếu phát hiện bất thường).
- Ung thư vú: Gói tầm soát có giá khoảng 2.500.000 – 4.000.000 VNĐ, bao gồm khám lâm sàng tuyến vú, siêu âm, chụp X-quang vú (mammo), xét nghiệm CA 15-3 và chụp MRI khi có chỉ định.
- Ung thư cổ tử cung: Chi phí khoảng 3.200.000 – 4.000.000 VNĐ, bao gồm khám phụ khoa, siêu âm, soi cổ tử cung, xét nghiệm Pap smear, HPV và sinh thiết nếu nghi ngờ tổn thương.
Bạn băn khoăn không biết xét nghiệm máu tầm soát ung thư bao nhiêu tiền? Thực tế, trong các gói tầm soát toàn diện còn có nhiều xét nghiệm bổ sung với mức giá linh hoạt, từ 100.000 – 4.000.000 VNĐ cho mỗi loại ung thư và tình trạng sức khỏe cá nhân.
Xét nghiệm tầm soát ung thư giá bao nhiêu phụ thuộc vào loại ung thư và chỉ định bổ sung của bác sĩ chuyên khoa
Lưu ý quan trọng khi thực hiện tầm soát ung thư
Ngoài việc tìm hiểu cơ sở uy tín, chi phí tầm soát ung thư toàn diện, bạn cũng cần lưu ý các yếu tố quan trọng dưới đây để kết quả sàng lọc chính xác nhất:
1. Trước khi tiến hành tầm soát
Trước khi thực hiện sàng lọc ung thư, bạn nên chú ý:
- Nhịn ăn theo hướng dẫn: Tùy loại ung thư được tầm soát, thời gian cần nhịn ăn có thể khác nhau. Ví dụ: với ung thư gan nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, dạ dày và đại trực tràng cần nhịn từ 8–12 tiếng, còn tuyến giáp cần nhịn khoảng 6–8 tiếng trước khi kiểm tra.
- Tránh sử dụng các chất kích thích: Không nên uống rượu bia, cà phê, trà đặc hoặc chất kích thích khác vì có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Tạm ngưng thuốc nếu cần thiết: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc điều trị bệnh mạn tính có thể ảnh hưởng đến kết quả tầm soát. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để biết nên dừng thuốc bao lâu trước khi thực hiện các bước sàng lọc.
2. Trong khi thực hiện sàng lọc ung thư
Để kết quả tầm soát ung thư chính xác, bạn nên:
- Thành thật khi khai báo thông tin sức khỏe: Bạn hãy trả lời trung thực mọi câu hỏi về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, dấu hiệu lâm sàng,… để được bác sĩ tư vấn tốt nhất.
- Không chụp X-quang nếu đang mang thai: Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên chụp X-quang vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Mặc trang phục rộng rãi: Khi thăm khám, bạn nên mặc đồ thoải mái để thuận tiện khi thăm khám, siêu âm hoặc thực hiện các thủ thuật.
3. Lưu ý sau khi tầm soát
Kết quả tầm soát ung thư có thể chỉ là gợi ý ban đầu, không phải kết luận cuối cùng. Vì vậy, bạn không nên hoang mang, lo lắng khi nhận kết quả. Nếu có nghi ngờ, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ phù hợp.
Bạn cần nhớ một số lưu ý quan trọng trước khi tiến hành tầm soát ung thư
Kết luận
Tầm soát ung thư tổng quát hết bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm khi bắt đầu chủ động bảo vệ sức khỏe. Thực tế, chi phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư cần kiểm tra, phương pháp xét nghiệm sử dụng và tình trạng sức khỏe cá nhân. Dù vậy, điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện sớm để kịp thời điều trị, bởi vì càng phát hiện muộn, chi phí điều trị càng cao và hiệu quả càng giảm.
Nếu bạn đang băn khoăn về chi phí hay các gói sàng lọc ung thư, đừng ngần ngại liên hệ với Trung tâm Ung Bướu – Bệnh viện Đại học Phenikaa (PhenikaaMec). Tại đây, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp tư vấn, thăm khám và xây dựng lộ trình tầm soát phù hợp với từng độ tuổi, yếu tố nguy cơ. Bệnh viện cũng sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, quy trình chuyên nghiệp và chi phí minh bạch giúp bạn yên tâm thăm khám, trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao. Liên hệ ngay hotline: 1900 886648 để được tư vấn và đặt lịch khám tầm soát ung thư sớm nhất tại PhenikaaMec.