Chào bạn Thanh Tâm! Với thắc mắc của bạn, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa xin được giải đáp như sau:
Đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người mắc. Ngoài việc vệ sinh mắt thường xuyên, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ vitamin, khoáng chất sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các viru, vi khuẩn gây đau mắt đỏ. Người bị đau mắt đỏ nên kiêng 1 số nhóm thực phẩm như:
- Đồ cay nóng: Đồ ăn cay, nóng như tỏi, ớt, tiêu, thịt dê, thịt chó đều mang tính nóng có thể làm triệu chứng đau mắt đỏ nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm có mùi tanh: Một số loại hải sản như tôm, cua, ốc, cá có mùi tanh dễ làm cho tình trạng viêm nhiễm đau mắt đỏ kéo dài và nặng hơn.
- Rau muống: Trong rau muống có một số thành phần dễ làm tăng tiết gỉ mắt, gây khó chịu và kéo dài thời gian điều trị.
- Mỡ động vật: Chất béo no trong mỡ động vật cản trở quá trình hồi phục mắt.
- Đồ ăn sẵn: Trong các thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều natri dễ khiến cơ thể bị mất nước, làm cho triệu chứng đau mắt đỏ nặng hơn.
Bị đau mắt đỏ cần kiêng đồ ăn cay nóng, đồ tanh và rau muống
Ngoài một số thực phẩm cần kiêng ăn trong khi bị đau mắt đỏ, bạn cần lưu ý thêm:
- Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích đặc biệt trong thời gian điều trị đau mắt đỏ.
- Không tự ý dùng thuốc, nhất là kháng sinh nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử để giảm tác động ánh sáng xanh lên mắt.
- Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Các đồ dùng cá nhân phải sử dụng riêng để tránh lây nhiễm.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin A và C.
Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau mắt đỏ bạn có thể tham khảo thêm những chia sẻ dưới đây để có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp:
Bị đau mắt đỏ nên ăn gì?
Bên cạnh việc kiêng ăn một số thực phẩm khi bị đau mắt đỏ bạn cần bổ sung các thực phẩm sau để giúp tình trạng mắt đỏ nhanh khỏi như:
- Rau xanh: Các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin có trong rau cải thìa, súp lơ hay cải bó xôi giúp bảo vệ mắt và tăng cường thị lực.. Ngoài ra, việc ăn rau xanh còn giúp mắt giảm tình trạng khô, mỏi và đặc biệt hỗ trợ quá trình phục hồi đau mắt đỏ.
- Cà rốt: Cà rốt chứa beta carotene, chuyển hóa thành vitamin A, rất tốt cho võng mạc.
- Quả mọng nước: Các loại quả như cam, nho, táo, ổi, viết quất giàu vitamin và polyphenol chống oxy hóa, tốt cho mắt. Đặc biệt, trong quả việt quất còn chứa anthocyanin giúp chống viêm và nhiễm trùng mắt, nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
- Lòng đỏ trứng: Trong lòng đỏ trứng có chứa lutein, zeaxanthin và chất béo lành mạnh, giúp hấp thu dinh dưỡng có lợi cho mắt.
- Ớt chuông: Đây là loại rau củ giàu zeaxanthin, chất chống oxy hóa tốt cho mắt.
Bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất như rau xanh để mắt nhanh khỏi
Khi nào tình trạng đau mắt đỏ nên gặp bác sĩ để thăm khám?
Tình trạng mắt đỏ thường có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bất thường cần phải thăm khám để tránh những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
- Mắt tiết ra nhiều dịch màu vàng hoặc xanh lá. Sáng ngủ dậy thấy mí mắt dính chặt vào nhau.
- Đau mắt nghiêm trọng, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
- Sốt cao, ớn lạnh hoặc giảm thị lực.
- Tình trạng đau mắt đỏ kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu cải thiện.
Đau mắt đỏ có lây không? Lây qua đường nào?
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây và lây qua nhiều con đường khác nhau. Điển hình như:
- Lây khi tiếp xúc với dịch tiết từ người bệnh trong lúc họ hắt hơi hoặc nói chuyện.
- Việc chạm vào các vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, gối, điện thoại hoặc các vật dụng công cộng như tay nắm cửa, chìa khóa, nút bấm thang máy và đồ chơi cũng là nguồn lây lan.
- Thói quen dụi mắt, đưa tay lên miệng, mũi vô tình cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
- Sử dụng kính áp tròng mà không vệ sinh đúng cách cũng là một nguy cơ lây nhiễm đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ có thể lây nếu sử dụng chung vật dụng cá nhân
Có thể điều trị khắc phục đau mắt đỏ tại nhà như thế nào?
Khi bị đau mắt đỏ, bạn hoàn toàn có thể tự theo dõi, chăm sóc tại nhà bằng cách:
- Sử dụng túi chườm lạnh áp lên mắt để giảm tình trạng khó chịu, đau nhức và giúp giảm sưng.
- Vệ sinh mắt và các khu vực xung quanh mắt, đặc biệt luôn rửa tay sạch sẽ, hạn chế dụi mắt.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, kính, chăn gối,...
- Trong thời gian đang bị đau mắt không không nên đi bơi.
- Nếu đi làm hoặc đi học hãy nghỉ ở nhà để mắt được nghỉ ngơi và tránh lây sang người khác.
Vệ sinh và nhỏ mắt thường xuyên giúp giảm tình trạng đau mắt đỏ hiệu quả
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc đau mắt đỏ kiêng ăn gì cũng như một vài thông tin liên quan đến tình trạng này. Đau mắt đỏ không quá nguy hiểm nhưng cần được theo dõi và điều trị phù hợp để hạn chế những tổn hại đến mắt. Nếu bạn thấy tình trạng đau mắt đỏ nặng hơn, kéo dài và có những dấu hiệu bất thường có thể đến Bệnh viện Đại Học Phenikaa để được các bác sĩ chuyên khoa Mắt thăm khám và đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và chia sẻ về tình trạng của mình cho PhenikaaMec!