iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Nam Khoa

icon

Không có tinh trùng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh

Không có tinh trùng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh

Không có tinh trùng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Trong y học, tình trạng không có tinh trùng (azoospermia) là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Khi không có tinh trùng trong tinh dịch sẽ không thể thụ thai tự nhiên. Bài viết dưới đây Bệnh viện Đại học Phenikaa sẽ giúp đọc giả tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra tình trạng này, phương pháp chẩn đoán chính xác, cũng như các cách điều trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Không có tinh trùng là gì?

Không có tinh trùng hay vô tinh trùng là tình trạng không có tinh trùng có thể đo được trong tinh dịch.. Tình trạng này xảy ra ở 1% nam giới và 15% nam giới vô sinh.

Thông thường, tinh hoàn sản xuất ra tình trùng và trong quá trình xuất tinh, tinh trùng phóng theo ống dẫn tinh, sau đó được trộn lẫn với dịch tiết (gọi là tinh dịch) của tuyến tiền liệt, túi tinh, các tuyến hành niệu đạo, và cuối cùng được tống xuất ra ngoài theo đường niệu đạo. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể có tinh dịch, nhưng bên trong đó lại không có tinh trùng.

Có những người sinh ra đã không có tinh trùng, trong khi một số người khác có thể phát triển tình trạng này khi còn trẻ hoặc khi đã trưởng thành. May mắn là trong một số trường hợp, sử dụng thuốc và phẫu thuật có thể giúp điều trị chứng không có tinh trùng. Cũng có thể hiểu là mặc dù mắc phải tình trạng này, bạn vẫn có cơ hội có con về mặt sinh học.

Không có tinh trùng là tình trạng tinh dịch không có tinh trùng nào

Không có tinh trùng là tình trạng tinh dịch không có tinh trùng nào

Dấu hiệu thường gặp của tình trạng không có tinh trùng

Bạn có thể không nhận ra mình bị chứng không có tinh trùng cho đến khi bắt đầu cố gắng thụ thai với bạn đời nhưng không thành công. Một số người có thể gặp các triệu chứng liên quan đến nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy giảm ham muốn tình dục do mất cân bằng hormone, hoặc có thể có khối u ở tinh hoàn do nhiễm trùng.

Bạn có thể không biết mình bị vô tinh cho đến khi khó có con tự nhiên

Bạn có thể không biết mình bị vô tinh cho đến khi khó có con tự nhiên

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng không có tinh trùng

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng không có tinh trùng. Một số nguyên nhân liên quan đến di truyền, chẳng hạn như hội chứng Klinefelter. Các phương pháp điều trị y tế như hóa trị hoặc xạ trị cũng có thể ảnh hưởng. Ngoài ra việc sử dụng một số chất gây nghiện cũng có thể là nguyên nhân. Một số bất thường về cấu trúc như giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc không có ống dẫn tinh cũng có thể gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân phổ biến nhất mà mọi người thường nghĩ đến là thắt ống dẫn tinh, điều này ngăn không cho tinh trùng hòa lẫn với chất lỏng trong tinh dịch. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây tình trạng không có tinh trùng vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Điều này có thể liên quan đến các yếu tố di truyền, sự phát triển không bình thường của tinh hoàn khi còn là thai nhi hoặc trẻ nhỏ, hoặc do độc tố trong môi trường.

Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng không có tinh trùng là do thắt ống dẫn tinh

Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng không có tinh trùng là do thắt ống dẫn tinh

Đối tượng nguy cơ

Một số nhóm có nguy cơ cao mắc tình trạng này bao gồm:

Vô tinh do tắc nghẽn: Tình trạng này có thể do viêm nhiễm ở tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh hoặc ống phóng tinh. Ngoài ra, sẹo dính sau phẫu thuật thoát vị bẹn, chấn thương vùng bìu, hoặc bất sản mào tinh và ống dẫn tinh cũng có thể gây ra tắc nghẽn. Khối u gần đường dẫn tinh có thể chèn ép và gây tắc nghẽn, thắt ống dẫn tinh cũng là một nguyên nhân phổ biến gây hội chứng không có tinh trùng.

Vô tinh không do tắc nghẽn: Trong trường hợp này, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng. Nguyên nhân có thể do bệnh quai bị, tinh hoàn ẩn, giãn tĩnh mạch tinh, hoặc các liệu pháp điều trị như xạ trị và hóa trị cho bệnh ung thư. Các vấn đề về sức khỏe như suy gan, suy thận, suy nội tiết sinh sản, và bất thường di truyền cũng có thể góp phần vào tình trạng này.

Biến chứng thường gặp

Biến chứng nghiêm trọng nhất của việc không có tinh trùng là vô sinh. Vô sinh ở nam giới sẽ là một trở ngại rất lớn và gây ra áp lực nặng nề đối với những cặp vợ chồng mong muốn có con theo hình thức thụ thai tự nhiên.

Ngoài những vấn đề về thể chất thì không có tinh trùng còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý nam giới

Ngoài những vấn đề về thể chất thì không có tinh trùng còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý nam giới

Các phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán chính xác tình trạng không có tinh trùng là bước quan trọng trong việc xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Việc chẩn đoán thường bao gồm một loạt các xét nghiệm và kiểm tra để đánh giá sức khỏe sinh sản của nam giới như:

Thăm khám lâm sàng 

Để tìm ra nguyên nhân khiến nam giới không có tinh trùng, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin về sức khỏe, bao gồm:

  • Khả năng sinh sản của bạn trước đây có tốt không?
  • Bạn đã từng bị chấn thương hoặc phẫu thuật ở vùng xương chậu bao giờ chưa?
  • Bạn có bị nhiễm trùng nào không, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục?
  • Bạn đang dùng thuốc gì hoặc đã từng sử dụng loại thuốc nào?
  • Bạn có uống rượu, sử dụng cần sa hoặc ma túy không?
  • Bạn có thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc sử dụng phòng xông hơi không?
  • Gia đình bạn có ai mắc các bệnh di truyền như rối loạn khi sinh hay xơ nang, hoặc có tiền sử vô sinh không?

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện, chú ý đến vùng bìu của bạn. Cuộc kiểm tra có thể bao gồm cả việc kiểm tra trực tràng để đảm bảo xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bạn.

Để tìm ra nguyên nhân không có tinh trùng bác sĩ sẽ hỏi thông tin về sức khỏe

Để tìm ra nguyên nhân không có tinh trùng bác sĩ sẽ hỏi thông tin về sức khỏe

Thăm khám cận lâm sàng 

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh nếu trong hai lần xét nghiệm tinh dịch riêng biệt không có tinh trùng. Thông thường, các xét nghiệm này được thực hiện sau khi một cặp đôi đã cố gắng thụ thai nhưng không thành công.

Ngoài xét nghiệm tinh dịch, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra nồng độ testosterone và hormone kích thích nang trứng (FSH).
  • Xét nghiệm di truyền: Để tìm hiểu về các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính: Để kiểm tra tình trạng của các bộ phận sinh dục.
  • Chụp MRI não: Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng vùng dưới đồi hoặc tuyến yên có thể đang ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng.

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng nếu hai lần xét nghiệm không có tinh trùng

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng nếu hai lần xét nghiệm không có tinh trùng

Phương pháp điều trị chứng không có tinh trùng

Điều trị tình trạng không có tinh trùng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra. Việc thực hiện xét nghiệm di truyền và tư vấn thường rất quan trọng để hiểu rõ hơn về tình trạng này. Những phương pháp dưới đây sẽ giúp tăng cơ hội thụ thai và hỗ trợ các cặp đôi trong hành trình tìm kiếm con cái.

  • Phẫu thuật: Nếu không có tinh trùng do tắc nghẽn, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để thông tắc các ống dẫn hoặc khôi phục kết nối giữa những ống không cho tinh trùng chảy qua.
  • Điều trị hormone: Nếu tình trạng này do nồng độ hormone thấp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hormone để điều trị.
  • Lấy tinh trùng trực tiếp từ tinh hoàn: Bác sĩ có thể sử dụng kim để lấy tinh trùng từ tinh hoàn. Tinh trùng này có thể được sử dụng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (ICSI).
  • Tư vấn di truyền: Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng nguyên nhân gây không có tinh trùng có thể di truyền cho con cái, họ có thể đề nghị bạn tham gia tư vấn di truyền để hiểu rõ hơn về các rủi ro liên quan.

Nếu không có tinh trùng do tắc nghẽn, bác sĩ có thể phẫu thuật thông ống dẫn tinh

Nếu không có tinh trùng do tắc nghẽn, bác sĩ có thể phẫu thuật thông ống dẫn tinh

Biện pháp phòng ngừa

Hiện tại, không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa các tình trạng di truyền gây ra chứng không có tinh trùng. Tuy nhiên nếu chứng bệnh này không phải do nguyên nhân di truyền, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để giảm nguy cơ:

  • Bảo vệ cơ quan sinh sản: Tránh các hoạt động có thể gây chấn thương cho vùng sinh dục hoặc sử dụng biện pháp bảo vệ như cốc bảo vệ khi tham gia các môn thể thao như bóng chày.
  • Tránh tiếp xúc với bức xạ: Nếu có thể, hạn chế tiếp xúc với các nguồn bức xạ để bảo vệ sức khỏe.
  • Hiểu rõ về thuốc: Nên biết những rủi ro và lợi ích của các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng.
  • Giảm tiếp xúc với nhiệt độ cao: Tránh để tinh hoàn tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao, như việc ngồi trong bồn tắm nóng hoặc sử dụng laptop trên đùi trong thời gian dài.

Bảo vệ vùng sinh dục bằng các thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao

Bảo vệ vùng sinh dục bằng các thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao

Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là giải đáp những câu hỏi thường gặp, giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng không có tinh trùng và những ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới:

Tôi có thể mang thai tự nhiên nếu chồng tôi bị vô tinh trùng không?

Có, bạn vẫn có thể mang thai tự nhiên. Điều này phụ thuộc vào tình trạng, nguyên nhân không có tinh trùng mà người bạn đời của bạn mắc phải và liệu nó có thể điều trị được hay không. Bác sỹ sẽ là người tốt nhất để giúp bạn thảo luận về việc điều trị và kế hoạch hóa gia đình.

Liệu tinh trùng có quay trở lại sau khi bị vô tinh trùng không?

Có thể, nhưng tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có tinh trùng. Ví dụ, nếu tắc nghẽn khiến bạn không có tinh trùng, phẫu thuật để khắc phục tắc nghẽn có thể dẫn đến việc có tinh trùng trong tinh dịch của bạn, khả năng có em bé sẽ cao hơn.

Không có tinh trùng có chữa được không? 

Có thể chữa khỏi hoặc đảo ngược tình trạng không có tinh trùng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên có một số nguyên nhân không có cách nào chữa khỏi, chẳng hạn như mắc phải hội chứng Klinefelter.

Không có tinh trùng làm IVF có được không? 

Nếu không có tinh trùng, việc thực hiện IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) thông thường sẽ không thể tiến hành được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như phẫu thuật lấy tinh trùng trực tiếp từ tinh hoàn nếu tinh hoàn vẫn còn sản xuất tinh trùng nhưng không có trong tinh dịch. Nếu không tìm thấy tinh trùng, cặp vợ chồng có thể cân nhắc sử dụng tinh trùng hiến tặng để thực hiện IVF.

Mặc dù việc đối mặt với tình trạng không có tinh trùng có thể gây ra nhiều lo lắng và căng thẳng cho nam giới, nhưng vẫn có những giải pháp hỗ trợ điều trị. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng này, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ và chuyên gia y tế tại Bệnh viện Đại học Phenikaa nhé.

calendarNgày cập nhật: 24/01/2025

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

1. Azoospermia, https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15441-azoospermia

2. Azoospermia, https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/azoospermia#:~:text=Azoospermia%20is%20the%20medical%20term,sperm%20production%20by%20the%20testis.

3. Azoospermia https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK578191/#article-136051.s11

right

Chủ đề :