Xét nghiệm tầm soát ung thư giúp phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm chi phí. Bạn hãy cùng Bệnh viện Đại học Phenikaa (PhenikaaMec) tìm hiểu chi tiết các loại xét nghiệm, chi phí, quy trình trong nội dung bài viết dưới đây.
Xét nghiệm tầm soát ung thư là gì? Vì sao cần thiết?
Tầm soát ung thư sớm giúp bạn phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Xét nghiệm được thực hiện trên người chưa có triệu chứng bệnh với mục đích phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường hoặc tổn thương tiền ung thư.
Tầm soát ung thư định kỳ mang lại những lợi ích thiết thực, giúp:
- Phát hiện tế bào bất thường hoặc tổn thương tiền ung thư sớm, trước khi chuyển thành ung thư thực sự.
- Khi được phát hiện sớm, khả năng điều trị thành công cao và tăng tỷ lệ sống sót.
- Phát hiện bệnh sớm giúp điều trị đơn giản hơn, chi phí thấp hơn và thời gian phục hồi nhanh hơn.
- Xét nghiệm định kỳ giúp bạn nắm bắt được nguy cơ để thay đổi lối sống, dinh dưỡng và theo dõi sát hơn.
Tầm soát ung thư định kỳ - chìa khóa bảo vệ sức khỏe
Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư
Dưới đây là nhóm đối tượng cần thực hiện tầm soát theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, yếu tố nguy cơ cá nhân.
Dưới đây là các nhóm đối tượng nên ưu tiên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ:
1. Phân nhóm theo độ tuổi và giới tính
- Người lớn tuổi (trên 50): Tuổi càng cao, nguy cơ mắc các loại ung thư càng lớn. Vì vậy, người trung niên và cao tuổi cần chủ động tầm soát ngay cả khi chưa có biểu hiện lâm sàng.
- Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên thực hiện siêu âm và chụp nhũ ảnh (mammography) để phát hiện sớm ung thư vú.
- Người trên 45 tuổi được khuyến cáo nội soi đại tràng định kỳ.
2. Yếu tố nguy cơ di truyền và môi trường
- Người có tiền sử gia đình mắc ung thư: Nếu trong gia đình từng có người mắc ung thư vú, đại trực tràng, tuyến tiền liệt hoặc một số loại ung thư khác, bạn thuộc nhóm nguy cơ cao và nên kiểm tra sớm.
- Người hút thuốc lá nên tầm soát bằng CT liều thấp.
- Làm việc trong môi trường độc hại thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như amiăng, benzen làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, gan, bàng quang.
- Nhiễm virus HPV nên tầm soát ung thư cổ tử cung, hậu môn hoặc miệng – họng.
- Người thừa cân, béo phì nên thực hiện sàng lọc bệnh ung thư như vú, thận, thực quản, đại trực tràng.
3. Người có bệnh lý nền
- Người mắc viêm gan B hoặc C mạn tính: Tăng nguy cơ dẫn đến ung thư gan – cần siêu âm và xét nghiệm AFP định kỳ.
- Người bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn: Các bệnh viêm ruột mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
4. Người có triệu chứng bất thường chưa rõ nguyên nhân
Các dấu hiệu như: Sút cân đột ngột, ho kéo dài, chảy máu bất thường (tiêu hóa, âm đạo), khó nuốt, đau âm ỉ không rõ nguyên nhân,... cần được kiểm tra sớm để loại trừ ung thư.
Bác sĩ tư vấn sàng lọc ung thư sớm cho người thuộc nhóm nguy cơ cao
Các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư hiện nay
Tùy loại ung thư và yếu tố nguy cơ, từng phương pháp xét nghiệm sẽ được áp dụng phù hợp. Sau đây là các xét nghiệm tầm soát ung thư phổ biến hiện nay.
1. Xét nghiệm máu tầm soát ung thư
Nhiều người thắc mắc xét nghiệm máu có tầm soát được ung thư không? Xét nghiệm máu tầm soát ung thư là phương pháp dùng mẫu máu để tìm các dấu hiệu bất thường liên quan đến tế bào ung thư ngay cả khi bạn chưa có triệu chứng rõ ràng. Dưới đây là các loại xét nghiệm máu phổ biến:
- CBC (Complete Blood Count): Đếm và phân tích các dòng tế bào máu. Ví dụ trong bệnh ung thư máu (leukemia), số lượng bạch cầu thường tăng hoặc hồng cầu giảm đột ngột.
- Điện di protein huyết thanh: Phân tích các loại protein, hữu ích để phát hiện bệnh đa u tủy.
- Xét nghiệm dấu ấn ung thư (tumor markers) như: Xét nghiệm afp tầm soát ung thư gan, xét nghiệm cea tầm soát ung thư đại trực tràng, CA‑125 sàng lọc ung thư buồng trứng, PSA sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt,… Tuy nhiên chúng chỉ hỗ trợ gợi ý cần phải kết hợp với các phương pháp khác để chẩn đoán chính xác.
- Xét nghiệm tế bào ung thư lưu hành (circulating tumor cells – CTCs) và ctDNA/liquid biopsy: Xác định tế bào ung thư hoặc mảnh DNA của khối u trôi trong máu. Đây là kỹ thuật hiện đại, có thể phát hiện ung thư sớm, theo dõi tiến triển hoặc kiểm tra hiệu quả điều trị.
2. Xét nghiệm tầm soát ung thư bằng phương pháp hình ảnh
Phương pháp kiểm tra phát hiện ung thư sớm bằng hình ảnh sử dụng các kỹ thuật không xâm lấn nhằm phát hiện sớm các khối u hoặc tổn thương nghi ngờ. Các kỹ thuật phổ biến gồm:
- Chụp X‑quang: Sử dụng tia X để phát hiện các khối u hoặc bất thường như ung thư phổi hoặc xương.
- Siêu âm: Sóng âm tạo ảnh nhằm phát hiện tổn thương như ung thư gan, buồng trứng, tuyến giáp; ưu điểm là an toàn, dễ thực hiện và không có tia phóng xạ .
- CT scan (chụp cắt lớp vi tính): Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn X‑quang, phát hiện khối u nhỏ sâu trong phổi, não, ổ bụng…
- MRI (chụp cộng hưởng từ): Dùng từ trường và sóng radio, không có phóng xạ, cho hình ảnh rõ nét ở gan, não, tuyến vú, vùng chậu và toàn thân (DWIBS), hỗ trợ phát hiện di căn.
- PET/CT hoặc SPECT/CT (y học hạt nhân): Sử dụng chất phóng xạ để phát hiện các vùng có hoạt động chuyển hóa cao (thường là tế bào ung thư), hỗ trợ đánh giá giai đoạn và di căn.
Nhờ kết hợp các kỹ thuật này, bác sĩ có thể phát hiện ung thư sớm, định vị chính xác và xác định kích thước, giai đoạn, giúp cá thể hóa phác đồ điều trị và theo dõi hiệu quả một cách khoa học và an toàn.
3. Nội soi phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa
Nội soi là một kỹ thuật thăm khám hình ảnh sử dụng ống nội soi mềm, có gắn camera ở đầu, để quan sát trực tiếp lớp niêm mạc bên trong ống tiêu hóa. Đây là phương pháp quan trọng và hiệu quả để phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm ở thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng và trực tràng. Các phương pháp nội soi tiêu hóa thường được sử dụng là:
- Nội soi dạ dày - thực quản (nội soi đường tiêu hóa trên).
- Nội soi đại tràng (nội soi đường tiêu hóa dưới).
4. Xét nghiệm di truyền và sinh học phân tử
Xét nghiệm di truyền là xét nghiệm nhằm phát hiện đột biến dòng mầm (germline mutation) - những thay đổi gen có thể di truyền qua các thế hệ và làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như vú, buồng trứng, đại trực tràng, tuyến giáp…
Xét nghiệm sinh học phân tử là kỹ thuật phân tích DNA hoặc RNA từ tế bào bình thường hoặc tế bào ung thư (tế bào mô bệnh hoặc tế bào ung thư lưu hành trong máu) để phát hiện dấu hiệu đột biến liên quan ung thư.
5. Xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học
Xét nghiệm tế bào học là phương pháp lấy tế bào rời, chẳng hạn tế bào bong tự nhiên hoặc do chọc hút nhẹ, sau đó thực hiện nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện tế bào bất thường có khả năng ung thư.
Xét nghiệm mô bệnh học là lấy mẫu mô (có cấu trúc tổ chức đầy đủ), sau đó cố định, cắt lát, nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi để xác định rõ loại tế bào, mức độ xâm lấn, phân lớp mô học,...
Khi sàng lọc ung thư, bác sĩ thường bắt đầu bằng xét nghiệm tế bào học (Pap smear, FNA, xét nghiệm dịch...), sau đó nếu phát hiện bất thường mới chuyển sang mô bệnh học để xác định và điều trị.
Tùy vào loại ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp
Xét nghiệm tầm soát ung thư có giá bao nhiêu?
Một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là: Chi phí xét nghiệm tầm soát ung thư là bao nhiêu? Thực tế, mức giá cho dịch vụ này không cố định mà thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như:
- Loại ung thư cần kiểm tra (vú, gan, phổi, đại trực tràng, cổ tử cung…).
- Gói dịch vụ cơ bản hay chuyên sâu.
- Số lượng danh mục xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh đi kèm.
- Cơ sở y tế thực hiện (bệnh viện công, tư nhân hay quốc tế).
Chi phí xét nghiệm tầm soát ung thư hiện nay dao động tùy theo phạm vi kiểm tra. Nếu bạn lựa chọn gói cơ bản, mức giá thường khoảng 2.000.000 – 4.000.000 VNĐ/lần, chủ yếu áp dụng cho việc kiểm tra một số bệnh cụ thể. Trong khi đó, tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế có uy tín, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên môn cao, gói tầm soát toàn diện có thể có giá từ 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ/lần. Với mức phí này, người bệnh sẽ được xét nghiệm nhiều dấu ấn ung thư hơn và tầm soát cùng lúc nhiều cơ quan khác nhau.
Tham khảo thêm:
Chi phí xét nghiệm tầm soát ung thư dao động tùy theo loại xét nghiệm và cơ sở y tế
Kết luận
Xét nghiệm tầm soát ung thư không chỉ giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm mà còn thể hiện sự quan tâm đúng lúc đến bản thân và những người thân yêu. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để thực hiện tầm soát toàn diện, Bệnh viện Đại học Phenikaa (PhenikaaMec) chính là lựa chọn đáng tin cậy. Đến với Trung tâm Ung bướu PhenikaaMec, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống thiết bị tiên tiến hỗ trợ phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ cá nhân hóa. Bạn hãy liên hệ ngay Bệnh viện Đại học Phenikaa qua số hotline: 1900 886648 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tầm soát ung thư kịp thời.