iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Bào Thai

icon

Truyền máu song thai thường xảy ra tuần thứ mấy?

Truyền máu song thai thường xảy ra tuần thứ mấy?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Lê Thanh Hằng, 24 tuổi, Thanh Hóa
calendarĐã hỏi: 10/01/2025
Chào bác sĩ! Chị hai tôi đang bầu sinh đôi ở tuần 12, tôi có tìm hiểu các nguy cơ của bầu đôi thì nghe nói có hội chứng truyền máu song thai rất nguy hiểm. Vậy xin hỏi tình trạng truyền máu song thai thường xảy ra tuần thứ mấy và có dấu hiệu gì để nhận biết không, có thể phòng ngừa và điều trị không ạ?
calendarĐã trả lời: 16/12/2024

Chào bạn! Với thắc mắc của bạn, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Phenikaa xin được giải đáp như sau:

Hội chứng truyền máu song thai xảy ra khi có sự phân bổ máu không đều giữa hai thai nhi trong cùng một bánh nhau. Một thai nhi cho máu, thai còn lại nhận lượng máu quá nhiều từ cả thai cho và bánh rau.

Do đó, có sự phát triển không đồng đều giữa hai thai nhi, một thai nhi lớn hơn nhiều so với thai nhi còn lại. Siêu âm cũng cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về lượng nước ối, một thai nhi có nhiều nước ối trong khi thai nhi kia lại có ít hoặc không có nước ối.

Tình trạng này thường xuất hiện từ tuần thứ 16 của thai kỳ, tỷ lệ xảy ra từ 10 - 15% trong các trường hợp song thai một bánh nhau. Tình trạng có thể phát hiện và phẫu thuật can thiệp để điều trị biến chứng cho thai nhi cũng như cho bà mẹ, do đó trong suốt thai kỳ, lời khuyên cho chị của bạn là nên theo dõi, thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Truyền máu song thai thường xảy ra từ tuần thứ 16 – 26 của thai kỳ

Truyền máu song thai thường xảy ra từ tuần thứ 16 – 26 của thai kỳ

Chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về truyền máu song thai thường xảy ra tuần thứ mấy, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ về tình trạng bệnh lý này. Để nhận biết, phòng ngừa và điều trị can thiệp tình trạng này, bạn có thể tham khảo những thông tin liên quan dưới đây:

Cách nhận biết tình trạng truyền máu song thai là gì?

Thai phụ có thể nhận biết tình trạng này khi chú ý đến các dấu hiệu, triệu chứng rõ rệt như sau:

  • Bụng lớn nhanh, đau hoặc tức bụng.
  • Tăng cân đột ngột.
  • Có thể người mẹ bị khó thở, mệt mỏi, đau bụng thường xuyên.
  • Khi siêu âm nhận thấy trọng lượng, kích thước hai thai nhi có sự chênh lệch lớn.

Truyền máu song thai khiến bụng mẹ bầu lớn nhanh, có thể kèm theo đau bụng, khó thở

Truyền máu song thai khiến bụng mẹ bầu lớn nhanh, có thể kèm theo đau bụng, khó thở

Nguyên nhân chính gây truyền máu song thai là gì?  

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng truyền máu song thai thường liên quan đến sự kết nối bất thường giữa các mạch máu đến nhau thai. Cụ thể:

  • Hai thai nhi chia sẻ cùng một hệ thống mạch máu trong nhau thai, dẫn đến việc một thai nhi nhận quá nhiều máu (thai nhận) trong khi thai nhi kia bị thiếu máu (thai cho).
  • Sự phát triển hai thai nhi không đồng đều tạo ra áp lực chênh lệch, ảnh hưởng đến lưu lượng máu truyền tới.
  • Thai nhi gặp tình trạng đa ối khiến nhận được nhiều máu hơn, ngược lại bên thai nhi thiểu ối nhận ít máu hơn.
  • Do sự kết nối bất thường giữa các mạch máu, một thai nhi có thể nhận máu từ động mạch của thai nhi còn lại, tạo ra sự mất cân bằng trong việc cung cấp dưỡng chất và oxy cho mỗi thai nhi.

Truyền máu song thai xảy ra khi hai thai nhi nhận nhiều – ít máu có sự chênh lệch lớn

Truyền máu song thai xảy ra khi hai thai nhi nhận nhiều – ít máu có sự chênh lệch lớn

Bị truyền máu song thai có nguy hiểm không?

Hội chứng truyền máu song thai nếu không được khắc phục kịp thời sẽ tăng nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

  • Với thai nhi nhận ít máu dễ bị thiểu ối, thiểu niệu (giảm sản xuất nước tiểu), chậm phát triển,... Siêu âm có thể cho thấy thai nhi dính vào thành tử cung, hạn chế cử động.
  • Với thai nhi nhận lượng máu quá mức sẽ bị đa ối, đa niệu (tăng sản xuất nước tiểu), phù nề bàng quang, suy tim do thể tích tuần hoàn tăng lên quá mức,...
  • Tỷ lệ tử vong của thai nhi có thể lên đến 80-100%.
  • Một trong hai thai nhi ngừng phát triển khoảng 25%, thai nhi còn lại có thể gặp di chứng thần kinh nặng nề, có thể cần mổ bắt thai sớm.
  • Nguy cơ thai lưu đến 40%.

Truyền máu song thai tăng nguy cơ lưu thai, tử vong sau sinh cao hơn

Truyền máu song thai tăng nguy cơ lưu thai, tử vong sau sinh cao hơn

Có thể điều trị truyền máu song thai không?

Hội chứng truyền máu song thai có thể can thiệp, hiệu quả phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán và can thiệp. Dưới đây là một số phương pháp can thiệp điều trị hội chứng truyền máu song thai:

  • Dùng thuốc chống viêm cho mẹ để giảm triệu chứng.
  • Thực hiện chọc hút nước ối để giảm thể tích nước ối, giảm áp lực trong tử cung.
  • Nếu một thai nhi gặp vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ có thể xem xét hủy thai để cứu thai nhi còn lại bằng cách cắt dây rốn hoặc bằng laser.
  • Truyền máu trực tiếp cho thai nhi thiếu máu trong buồng tử cung.
  • Tạo kết nối giữa hai buồng ối để cân bằng lượng nước ối.

Truyền máu song thai cần  chẩn đoán và can thiệp sớm để hạn chế biến chứng nặng nề

Truyền máu song thai cần  chẩn đoán và can thiệp sớm để hạn chế biến chứng nặng nề

Có thể phòng ngừa truyền máu song thai không?

Hội chứng truyền máu song thai có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát. Mẹ bầu cần khám thai định kỳ, có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Qua siêu âm, bác sĩ có thể nhận thấy sự chênh lệch về đường kính hai túi ối và trọng lượng của hai thai nhi ở những tuần thai 16 – 20. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ định và điều trị can thiệp nếu cần thiết.

Mẹ bầu mang song thai cần thăm khám thường xuyên để dự phòng và phát hiện sớm hội chứng truyền máu song thai

Mẹ bầu mang song thai cần thăm khám thường xuyên để dự phòng và phát hiện sớm hội chứng truyền máu song thai

Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp về truyền máu song thai thường xảy ra tuần thứ mấy cũng như những thông tin liên quan khác giúp bạn hiểu rõ về hội chứng này. Việc thăm khám định kỳ, chẩn đoán và can thiệp sớm để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro cho cả hai thai nhi.

Các phương pháp điều trị, phẫu thuật đều yêu cầu bác sĩ cần có kinh nghiệm, các phương tiện máy móc hỗ trợ hiện đại. Để đảm bảo thai kỳ của chị bạn thuận lợi, thực hiện thành công các phương pháp can thiệp (nếu cần thiết), gia đình bạn có thể tham khảo Bệnh viện Đại học Phenikaa, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc, lo lắng khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

calendar

16/12/2024

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.