iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Hô Hấp

icon

Những điều cần biết về hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

Những điều cần biết về hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

Những điều cần biết về hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là một tình trạng bệnh lý phổ biến, đặc trưng bởi sự xẹp đường hô hấp trên trong khi ngủ với nỗ lực hô hấp không hiệu quả gây giảm oxy máu và làm gián đoạn giấc ngủ. Hội chứng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đôi khi đe dọa tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Do sự tắc nghẽn đường hô hấp trên gây cản trở luồng không khí đi vào trong lúc ngủ khiến người bệnh giảm thở hoặc ngừng thở trong khi ngủ. 

Các yếu tố nguy cơ 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi hoặc mọi kích thước cơ thể. Tuy nhên, tình trạng này phổ biến hơn nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào sau đây:

  • Thừa cân (béo phì)
  • Những bất thường về cấu trúc như khớp cắn ngược, hàm dưới nhỏ, lưỡi lớn, amidan lớn hoặc VA lớn, cổ hoặc vòng cổ lớn (> 30cm).
  • Một số bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển đầu và cổ như hội chứng Down hoặc hội chứng Prader-Willi).

cau-truc-duong-tho-hoi-chung-khi-ngu

Cấu trúc đường thở của người bình thường và người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết

Người bệnh thường xuyên thức giấc ban đêm, mệt mỏi vào buổi sáng gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ban ngày. 

Các triệu chứng dễ nhận thấy vào ban đêm như:

  • Thường xuyên thức giấc giữa đêm
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Thức dậy vì khó thở (giống như đang bị nghẹn thở)
  • Ngáy to thường bắt đầu ngay sau khi ngủ. Ngáy có lúc ngừng đột ngột (trong khi ngừng thở). Tiếng thở hổn hển trước khi ngủ lại bắt đầu.
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Cảm thấy bồn chồn

Một số triệu chứng biểu hiện vào ban ngày như:

  • Mệt mỏi, buồn ngủ hoặc kiệt sức
  • Thay đổi tâm trạng (trầm cảm và lo lắng)
  • Khó tập trung hoặc ghi nhớ
  • Đau đầu (thường xảy ra khi thức dậy)
  • Rối loạn chức năng tình dục

hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

Người bệnh thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, cảm giác khó thở, mệt mỏi, bồn chồn (Ảnh minh họa)

Tác hại của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Được ví như “kẻ giết người thầm lặng” hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh như: 

  • Tổn thương tim: Rung nhĩ, suy tim, ngưng tim đột ngột
  • Tăng huyết áp, tiểu đường
  • Đột quỵ, nhồi máu cơ tim
  • Các vấn đề về thần kinh như: Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung dễ xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông hoặc làm việc gì đó cần sự tập trung cao độ.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Đo đa ký giấc ngủ, đa ký hô hấp giúp chẩn đoán hội chứng ngưng thở tắc nghẽn. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân bị hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, bạn hoặc người thân có thể ghi lại video và âm thanh khi ngủ, đây là bằng chứng quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. 

Điều trị

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị (OSA) phù hợp nhất bao gồm:

  • Thay đổi lối sống như điều chỉnh tư thế ngủ (không nằm ngửa) hoặc duy trì cân nặng phù hợp với bạn
  • Sử dụng máy tạo áp lực đường thở dương liên tục (CPAP)
  • Đeo dụng cụ ngậm miệng (ống ngậm)
  • Phẫu thuật: cắt vòm hầu lưỡi gà (UPPP), cắt amidan hoặc VA, …
  • Phẫu thuật ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
  • Kích thích thần kinh: Cấy ghép thiết bị để kích thích cơ đường thở trong khi ngủ

dieu-tri-hoi-chung-ngung-tho-khi-ngu

Khi nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được phát hiện sớm, điều trị hiệu quả, ngăn biến chứng nguy hiểm

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học
  • Vệ sinh giấc ngủ
  • Kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe, đặc biệt là cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường.
  • Vận động thể chất mỗi ngày
  • Không hút thuốc và không uống đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Theo thống kê, hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ảnh hưởng đến 4%- 8% dân số trưởng thành. Dự kiến trên thế giới có khoảng 1 tỷ người mắc bệnh (hội chứng) này với tuổi từ 30-69 tuổi. 

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc hội chứng tắc nghẽn khi ngủ, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc tai mũi họng để được chẩn đoán đúng bệnh, điều trị kịp thời và hiệu quả, ngăn chặn sớm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu cần hỗ trợ thêm bất cứ thông tin nào về bệnh hãy liên hệ với PhenikaaMec để được tư vấn kỹ hơn.

calendarNgày cập nhật: 21/01/2025

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

right

Chủ đề :