iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Bào Thai

icon

Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh

Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh

Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng dịch tích tụ trong lồng ngực của thai nhi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các vấn đề lên tim và phổi của bé. Cùng Bệnh viện Đại học Phenikaa tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này giúp mẹ có thêm kiến thức để vượt qua thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì?

Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng xảy ra khi có sự tích tụ dịch trong lồng ngực của thai nhi, gây áp lực lên phổi, tim và các mạch máu lớn. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả tim lẫn phổi. Thậm chí nguy hiểm có thể dẫn đến phù thai nhi, dịch sẽ tích tụ trong các mô và cơ quan của bé nếu không được điều trị kịp thời.

Tràn dịch màng phổi thai nhi có thể làm tăng lượng nước ối, dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu. Ngoài ra có thể dẫn tới hội chứng gương, thai nhi bị tích tụ dịch và người mẹ có thể gặp phải huyết áp cao (tiền sản giật).

Tràn dịch màng phổi thai nhi gây áp lực lên phổi, tim, có thể dẫn đến phù thai

Tràn dịch màng phổi thai nhi gây áp lực lên phổi, tim, có thể dẫn đến phù thai

Triệu chứng thường gặp của tràn dịch màng phổi thai nhi

Tràn dịch màng phổi ở thai nhi thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng cho thai phụ. Hầu hết các trường hợp được phát hiện tình cờ thông qua siêu âm thai định kỳ. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu gián tiếp mà thai phụ hoặc bác sĩ có thể chú ý:

  • Bụng thai phụ to nhanh bất thường: Nếu lượng dịch tích tụ lớn, kích thước bụng của thai phụ có thể tăng nhanh hơn bình thường do tràn dịch ở khoang màng phổi của thai nhi hoặc đi kèm với đa ối (tăng lượng nước ối).
  • Đa ối: Khi có hiện tượng đa ối, thai phụ có thể cảm thấy bụng căng, nặng hơn bình thường. Đa ối đôi khi là dấu hiệu đi kèm với các bất thường của thai nhi, trong đó có tràn dịch màng phổi.
  • Khó chịu hoặc khó thở: Thai phụ có thể cảm thấy khó chịu hoặc khó thở nếu lượng dịch tràn lớn và gây ra hiện tượng phù nề hoặc áp lực lên cơ hoành.
  • Cảm giác thai nhi giảm vận động: Nếu tràn dịch màng phổi gây suy tim hoặc phù thai (fetal hydrops), thai phụ có thể cảm thấy thai nhi giảm vận động hơn bình thường.
  • Nhìn chung, những dấu hiệu này thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác trong thai kỳ. Do đó, việc khám thai siêu âm định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các bất thường như tràn dịch màng phổi ở thai nhi.

Nguyên nhân chính của tràn dịch màng phổi thai nhi

Có nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể gây ra tràn dịch màng phổi ở thai nhi, mặc dù chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là tổng hợp một số nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng này:

  • Tràn dưỡng chấp trong màng phổi (Chylothorax) và phù thai: Hai tình trạng này có thể góp phần gây ra tràn dịch màng phổi ở thai nhi.
  • Bất thường về nhiễm sắc thể: Các rối loạn liên quan đến nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tràn dịch màng phổi.
  • Suy tim: Khi chức năng tim bị suy giảm, điều này có thể dẫn đến sự tích tụ dịch trong màng phổi.
  • Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ phát triển tràn dịch màng phổi ở thai nhi.
  • Ngoài các nguyên nhân đã nêu, những vấn đề khác liên quan đến sức khỏe của thai nhi cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Sưng phù thai nhi (Hydrops fetalis) có thể gây ra tràn dịch màng phổi thai nhi
Sưng phù thai nhi (Hydrops fetalis) có thể gây ra tràn dịch màng phổi thai nhi

Đối tượng nguy cơ

Tràn dịch màng phổi thai nhi có thể xảy ra ở các đối tượng có nguy cơ cao, bao gồm:

  • Thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể: Những rối loạn di truyền như hội chứng Down hoặc Turner có thể làm gia tăng khả năng mắc tràn dịch màng phổi. Các bất thường này thường ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể.
  • Mẹ bị bệnh lý tim mạch: Phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tim như bệnh tim bẩm sinh hoặc suy tim có thể gặp rủi ro cao hơn. Các vấn đề này có thể dẫn đến việc cung cấp oxy kém cho thai nhi, làm tăng nguy cơ tích tụ dịch.
  • Nhiễm trùng trong thai kỳ: Các bệnh nhiễm trùng như Rubella, Cytomegalovirus (CMV) hoặc Toxoplasmosis có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ tràn dịch màng phổi.
  • Suy dinh dưỡng hoặc tiểu đường ở mẹ: Phụ nữ mang thai có chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng hoặc mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, dẫn đến các biến chứng như tràn dịch màng phổi.
  • Mang đa thai: Thai phụ mang nhiều thai có nguy cơ cao hơn vì áp lực lên các cơ quan và sự phát triển của từng thai nhi.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến tràn dịch màng phổi, nguy cơ ở thai nhi cũng có thể tăng lên.

Tràn dịch màng phổi ở thai nhi do nhiều nguyên nhân gây ra

Tràn dịch màng phổi ở thai nhi do nhiều nguyên nhân gây ra

Biến chứng thường gặp

Diễn biến lâm sàng của tràn dịch màng phổi thai nhi có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào lượng dịch tích tụ và mức độ ảnh hưởng của nó đến các cơ quan khác. Nếu tràn dịch màng phổi xảy ra sớm trong khoảng ba tháng đầu thai kỳ, nguy cơ thai nhi gặp phải một số dị tật bẩm sinh như dị tật tim, dị tật phổi, dị tật thừa ngón tay, hội chứng Down, hội chứng Turner. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự sống của bé rất lớn.

Phần lớn các trường hợp tràn dịch màng phổi ở thai nhi thường không nghiêm trọng và không cần điều trị đặc biệt. Dù vậy, việc theo dõi sức khỏe thai nhi thường xuyên là rất quan trọng để phát hiện kịp thời bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có thể gây nguy hiểm cho bé.

Hội chứng Turner là một trong những biến chứng nghiêm trọng của tràn dịch màng phổi thai nhi

Hội chứng Turner là một trong những biến chứng nghiêm trọng của tràn dịch màng phổi thai nhi

Các phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán tràn dịch màng phổi ở thai nhi là một bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bé khi sinh ra. Các phương pháp chẩn đoán hiện đại không chỉ giúp xác định tình trạng bệnh mà còn đánh giá mức độ nghiêm trọng, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần thiết.

Thăm khám lâm sàng 

Thăm khám lâm sàng là bước đầu tiên trong việc phát hiện tràn dịch màng phổi ở thai nhi. Quá trình này thường bắt đầu bằng việc bác sĩ sẽ thu thập thông tin từ người mẹ, bao gồm tiền sử bệnh lý, triệu chứng và các yếu tố nguy cơ khiến thai nhi bị tràn dịch màng phổi.

Thăm khám lâm sàng là bước đầu tiên trong việc phát hiện tràn dịch màng phổi ở thai nhi

Thăm khám lâm sàng là bước đầu tiên trong việc phát hiện tràn dịch màng phổi ở thai nhi

Thăm khám cận lâm sàng 

Tràn dịch màng phổi thường xảy ra trước tuần thứ 32 của thai kỳ và việc chẩn đoán thường được thực hiện qua siêu âm.

  • Siêu âm thai nhi độ phân giải cao: Đây là một kỹ thuật siêu âm chi tiết giúp xác nhận chẩn đoán và xem mức độ ảnh hưởng đến các cơ quan. Hình ảnh thu được cung cấp cái nhìn rõ ràng về cấu trúc và sự phát triển của thai nhi.
  • Siêu âm tim thai nhi: Được thực hiện bởi bác sĩ tim mạch nhi khoa, phương pháp này tập trung vào việc đánh giá cấu trúc và chức năng của tim thai nhi.
  • Chụp MRI thai nhi: Đây là một kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, rất hữu ích trong việc khảo sát các cơ quan trong ngực, đặc biệt trong các trường hợp phức tạp.
  • Nghiên cứu nhiễm sắc thể thai nhi (kiểu nhân): Đây là một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để loại trừ các bất thường về nhiễm sắc thể, điều này rất quan trọng cho sự sống còn và phát triển lâu dài của bé.

Quá trình đánh giá toàn diện này sẽ giúp xác định liệu thai nhi có cần can thiệp hay không. Sau khi hoàn tất các đánh giá, các bác sĩ sẽ gặp gỡ gia đình để xem xét kết quả, giải thích chẩn đoán, thảo luận về các lựa chọn điều trị, cũng như trả lời mọi câu hỏi mà gia đình thắc mắc.

Siêu âm độ phân giải cao giúp chẩn đoán và đánh giá sự phát triển của thai nhi

Siêu âm độ phân giải cao giúp chẩn đoán và đánh giá sự phát triển của thai nhi

Phương pháp điều trị tràn dịch màn phổi thai nhi

Điều trị tràn dịch màng phổi thai nhi mục tiêu là loại bỏ dịch dư thừa trong khoang màng phổi dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Chọc hút dịch màng phổi

Nếu dịch tích tụ trong ngực thai nhi gây áp lực nặng lên tim và phổi, bác sĩ có thể thực hiện chọc hút dịch màng phổi. Đây là một thủ thuật được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm, trong đó bác sĩ sử dụng một kim nhỏ để dẫn lưu dịch ra ngoài.

Việc này giúp giảm áp lực lên tim và phổi của bé. Dịch thu được sẽ mang đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra sự tích tụ, kiểm tra có nhiễm trùng hay bất thường về nhiễm sắc thể hay không.

Trong một số trường hợp, dịch có thể quay lại sau 24 đến 72 giờ. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ có thể đặt một ống dẫn lưu (shunt thoracoamniotic) để dẫn lưu dịch liên tục.

Đường dẫn lưu màng ối thai nhi

Ống dẫn lưu là một ống rỗng giúp dịch thừa từ khoang ngực của thai nhi đi qua thành ngực vào khoang nước ối. Mẹ sẽ được dùng kháng sinh và thuốc an thần trong quá trình thực hiện.

Dưới sự hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ đặt một dẫn lưu từ màng phổi ra buồng ối và giữ nguyên cho đến lúc sinh.

Sau thủ thuật, mẹ sẽ tiếp tục dùng kháng sinh và được theo dõi để phát hiện bất kỳ biến chứng nào. Mẹ có thể xuất viện trong ngày thực hiện thủ thuật và quay lại để kiểm tra shunt sau một tuần.

Việc dẫn lưu dịch hiệu quả qua chọc hút dịch màng phổi hoặc đặt shunt giúp giảm lượng dịch, từ đó giảm áp lực lên khoang màng phổi, giảm tình trạng phù phổi và nâng cao tỷ lệ sống sót lâu dài cho thai nhi.

Biện pháp phòng ngừa

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh tràn dịch màng phổi thai nhi là thực hiện sàng lọc trước sinh, nhằm phát hiện và tầm soát nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Phương pháp này được tiến hành trong thời gian mang thai của người mẹ, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và đưa ra các quyết định điều trị hoặc can thiệp kịp thời, đảm bảo bé phát triển một cách bình thường.

Quá trình sàng lọc trước sinh bao gồm các bước chẩn đoán và xét nghiệm theo từng giai đoạn của thai kỳ. Do đó kết quả từ các xét nghiệm sàng lọc thai nhi thường có độ chính xác cao, giúp xác định rõ ràng nguy cơ dị tật cụ thể.

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh tràn dịch màng phổi ở thai nhi là thực hiện sàng lọc trước sinh

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh tràn dịch màng phổi ở thai nhi là thực hiện sàng lọc trước sinh

Các câu hỏi thường gặp

Tràn dịch màng phổi thai nhi có gây nguy hiểm không?

Tiên lượng cho từng trường hợp tràn dịch màng phổi phụ thuộc vào lượng dịch tích tụ trong khoang màng phổi thai nhi. Nếu lượng dịch quá nhiều thì có thể gây áp lực lên phổi, khiến phổi bị xẹp, cũng như ảnh hưởng đến chức năng của tim.

  • Chèn ép và căng cứng phổi: Nếu tình trạng này kéo dài có thể ngăn cản sự phát triển bình thường của phổi, gây ra thiểu sản phổi. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hô hấp sau khi sinh vì phổi không phát triển đầy đủ.
  • Chèn ép tim: Áp lực từ dịch có thể làm giảm khả năng hoạt động của tim, dẫn đến suy tim. Điều này có thể gây ra tình trạng phù thai nhi, tức là tích tụ dịch ở các bộ phận khác trong cơ thể và trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong cho thai nhi.

Các triệu chứng nào cho thấy thai nhi có thể bị tràn dịch màng phổi?

Tràn dịch màng phổi ở thai nhi thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Sau khi sinh, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thở, thở nhanh hoặc không đều, khó bú sữa, có thể sốt hoặc ho. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị phù nề do tích tụ dịch ở các bộ phận khác. Theo dõi sức khỏe qua siêu âm định kỳ là rất quan trọng và nếu có dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Làm thế nào để điều trị tràn dịch màng phổi ở thai nhi?

Điều trị tràn dịch màng phổi ở thai nhi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Nhiều trường hợp chỉ cần theo dõi, nếu dịch tích tụ quá nhiều, bác sĩ có thể thực hiện chọc hút dịch để giảm áp lực. Nếu tình trạng tái diễn, có thể đặt ống dẫn lưu để duy trì việc dẫn lưu dịch. Theo dõi thường xuyên và can thiệp kịp thời là rất quan trọng để cải thiện sức khỏe và tăng khả năng sống sót của trẻ.

Tràn dịch màng phổi thai nhi là một tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Việc hiểu rõ về dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa để bố mẹ bảo vệ được sức khỏe của con. Nếu có bất cứ lo lắng nào hãy tới ngay Bệnh viện Đại học Phenikaa để thăm khám và tham khảo ý kiến bác giúp thai kỳ khỏe mạnh, an toàn tối đa.

calendarNgày cập nhật: 25/12/2024

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

  1. Pleural effusion or fetal hydrothorax, https://www.sjdhospitalbarcelona.org/en/diseases-treatments/pleural-effusion-fetal-hydrothorax
  2. Fetal Pleural Effusion, https://www.childrenshospital.org/conditions/fetal-pleural-effusion#:~:text=Fetal%20pleural%20effusion%20is%20the,fetus'%20tissues%20and%20organs).
  3. Fetal Pleural Effusion, https://www.chop.edu/conditions-diseases/fetal-pleural-effusion#:~:text=The%20underlying%20cause%20of%20pleural,and%20heart%20or%20lung%20conditions.&text=The%20outlook%20for%20each%20individual,pulmonary%20hypoplasia%20(underdeveloped%20lungs).
  4. Fetal Pleural Effusion, https://www.rileychildrens.org/health-info/fetal-pleural-effusion
right

Chủ đề :