iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Bào Thai

icon

Đa Ối Có Nên Mổ Sớm Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ Sản Khoa

Đa Ối Có Nên Mổ Sớm Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ Sản Khoa

Đa Ối Có Nên Mổ Sớm Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ Sản Khoa
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Đa ối có nên mổ sớm không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Việc có cần can thiệp sinh mổ sớm hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ đa ối, sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi và theo dõi khi chuyển dạ. Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Đa ối là gì?

Đa ối (Polyhydramnios) là tình trạng lượng nước ối trong buồng ối cao quá mức bình thường, thường được phát hiện qua siêu âm. Đây là một dạng bất thường về lượng nước ối và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi, kiểm soát kịp thời.

Bác sĩ thông qua siêu âm để đo chỉ số nước ối (AFI – Amniotic Fluid Index) hoặc túi ối sâu nhất (MVP - Maximum Vertical Pocket). Tiêu chuẩn chẩn đoán đa ối bao gồm: Đa ối nhẹ AFI từ 25–29 cm, MVP ≥ 8 cm; đa ối trung bình AFI từ 30 - 34 cm và đa ối nặng AFI ≥ 35 cm.

Đa ối có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời

Đa ối có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời

Nguyên nhân gây đa ối là gì?

Dưới đây là một số yếu tố đã được ghi nhận có liên quan đến đa ối:

1. Đái tháo đường thai kỳ

Khoảng 10% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường có nguy cơ bị đa ối, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Khi đường huyết không được kiểm soát tốt, thai nhi sẽ bài tiết nhiều nước tiểu hơn, làm tăng lượng nước ối. Việc ổn định đường huyết sẽ góp phần làm giảm tình trạng này.

2. Loạn sản cơ (myotonic dystrophy)

Một số trường hợp hiếm gặp ở mẹ có thể dẫn đến mất điều hòa trong hấp thu và bài tiết nước ối, gây tích tụ nước trong buồng ối.

3. Mang đa thai

Đa ối có thể xuất hiện khi có sự mất cân bằng tuần hoàn giữa các thai nhi, ví dụ như hội chứng truyền máu song thai, khiến một thai thiếu và một thai dư nước ối.

4. Dị tật thai nhi

Nếu thai nhi gặp bất thường về cấu trúc như hẹp thực quản, hở hàm ếch, hẹp môn vị..., cơ chế uống nước ối - bài tiết sẽ bị gián đoạn, dẫn đến tích tụ nước ối trong tử cung.

5. Các nguyên nhân khác

Thai nhi bị thiếu máu bào thai, nhiễm trùng trong tử cung, hoặc bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con đều có thể góp phần làm tăng lượng nước ối bất thường.

Đa ối có gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không?

Đa ối có thể gây nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như:

1. Biến chứng đối với mẹ

Đa ối làm tăng các nguy cơ như:

1.1.Tăng nguy cơ chuyển dạ sớm

Khi nước ối quá nhiều, tử cung căng quá mức. Điều này kích thích co thắt sớm và có thể dẫn đến sinh non.

1.2. Khó thở, đau bụng, tức bụng

Do tử cung giãn quá mức, đẩy cơ hoành lên cao khiến mẹ bầu khó thở, mệt mỏi, chán ăn, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.

1.3. Nguy cơ vỡ ối sớm

Áp lực nước ối cao dễ gây vỡ màng ối trước thời điểm chuyển dạ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chuyển dạ không kiểm soát.

1.4. Chuyển dạ kéo dài hoặc rối loạn cơn co

Tử cung bị quá căng có thể làm mất hiệu quả co bóp trong quá trình chuyển dạ → khó sinh thường, dễ phải can thiệp mổ lấy thai.

1.5. Nguy cơ băng huyết sau sinh

Do tử cung bị giãn lớn trước đó nên sau sinh dễ bị đờ tử cung, gây băng huyết có thể đe dọa tính mạng.

2. Biến chứng đối với thai nhi

2.1. Ngôi thai bất thường

Khi nước ối quá nhiều, thai có quá nhiều không gian di chuyển dẫn đến ngôi mông, ngôi ngang gây khó khăn cho sinh thường.

2.2. Sa dây rốn

Sau khi ối vỡ, dây rốn có thể tụt ra ngoài cổ tử cung trước đầu thai gây chèn ép dây rốn, làm giảm oxy truyền cho thai nhi nên cần mổ cấp cứu.

2.3. Suy thai, thai lưu

Trường hợp đa ối do dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu... có thể khiến thai phát triển kém, suy tim, chậm tăng trưởng hoặc tử vong trong tử cung nếu không xử trí đúng.

2.4. Tăng nguy cơ nhập viện sơ sinh

Trẻ sinh non hoặc mắc dị tật do đa ối thường cần chăm sóc tích cực tại NICU (khoa hồi sức sơ sinh) sau sinh.

Đa ối gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi nếu không được can thiệp sớm

Đa ối gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi nếu không được can thiệp sớm

Tham khảo thêm:

Phương pháp chẩn đoán đa ối

1. Dấu hiệu lâm sàng

Bác sĩ có thể nghi ngờ tình trạng đa ối nếu nhận thấy các biểu hiện:

  • Tử cung lớn hơn bình thường so với tuổi thai.
  • Bụng mẹ căng nhanh, mẹ cảm thấy nặng bụng hoặc khó thở.

Mặc dù khám lâm sàng không đủ để kết luận, nhưng đây là bước gợi ý giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để chỉ định siêu âm đánh giá lượng nước ối chính xác hơn.

2. Siêu âm sản khoa

Hiện nay, siêu âm là phương pháp chẩn đoán quan trọng giúp đánh giá lượng nước ối trong buồng tử cung. Bác sĩ sử dụng siêu âm để đo chỉ số nước ối. Có hai phương pháp chính:

  • AFI (Amniotic Fluid Index): Chỉ số ối tổng thể.
  • MVP (Maximum Vertical Pocket): Góc ối sâu nhất.

Nếu chỉ số AFI vượt quá 25 cm hoặc MVP lớn hơn 8 cm thì được chẩn đoán là đa ối. Dựa vào mức độ tăng của chỉ số này, bác sĩ sẽ phân loại đa ối nhẹ, trung bình hoặc nặng để theo dõi và xử trí phù hợp.

3. Các xét nghiệm liên quan

Khi bạn bị chẩn đoán đa ối, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thêm như:

  • Đo đường huyết để kiểm tra tiểu đường thai kỳ.
  • Xét nghiệm TORCH nếu nghi ngờ nhiễm trùng bào thai.
  • Kiểm tra bất đồng nhóm máu mẹ – con.
  • Siêu âm hình thái chi tiết để phát hiện dị tật thai, hoặc chọc ối – MRI thai nhi nếu cần đánh giá sâu hơn.

Việc xác định nguyên nhân giúp bác sĩ có phác đồ theo dõi và xử trí hiệu quả, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Đa ối có nên mổ sớm không?

Thực tế không phải tất cả các trường hợp đa ối đều cần mổ sớm. Việc quyết định có nên mổ hay không, mổ vào thời điểm nào cần căn cứ vào các yếu tố nhất định. Cụ thể:

1. Đa ối có thể sinh thường được không?

Áp dụng cho các trường hợp đa ối nhẹ đến trung bình (AFI từ 25–29 cm), không có dị tật thai nhi, không có dấu hiệu suy thai. Nếu ngôi thai thuận (ngôi đầu), mẹ không mắc tiểu đường thai kỳ nặng, không có dấu hiệu chuyển dạ sớm, tử cung không quá căng. Tuổi thai chưa đủ trưởng thành (dưới 37 tuần), nhưng mẹ và bé ổn định.

Những trường hợp này có thể tiếp tục theo dõi sát sao, nghỉ ngơi, kiểm soát ăn uống và lên kế hoạch sinh phù hợp khi đủ tháng.

2. Bị đa ối khi nào cần mổ sớm?

Bác sĩ sẽ chỉ định mổ sớm khi nhận thấy các triệu chứng: Đa ối nặng (AFI ≥ 35 cm) làm mẹ khó thở, nguy cơ vỡ ối sớm, sa dây rốn,…. Mẹ bầu bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ khó kiểm soát, nguy cơ vỡ tử cung,… Hoặc các bất thường về thai nhi như: Ngôi thai không thuận, suy thai,… đều cần được mổ can thiệp để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Đa ối có nên mổ sớm hay không còn tùy vào mức độ, các biến chứng kèm theo

Đa ối có nên mổ sớm hay không còn tùy vào mức độ, các biến chứng kèm theo

Bà bầu bị đa ối nên làm gì?

Để giảm nguy cơ biến chứng, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, mẹ bầu bị đa ối nên:

1. Theo dõi thai kỳ sát sao tại cơ sở y tế chuyên khoa

Việc khám thai định kỳ sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình trạng của bạn và bé. Siêu âm sẽ giúp đánh giá chỉ số nước ối (AFI hoặc MVP), kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai nhi và tình trạng tim thai để kịp thời phát hiện bất thường.

2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đa ối là các bệnh lý nền như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp,... Việc kiểm soát tốt các yếu tố này sẽ giúp làm giảm lượng nước ối, ngăn ngừa biến chứng. Mẹ nên kiểm tra đường huyết định kỳ, tuân thủ điều trị, giữ lối sống lành mạnh khi bị đa ối.

3. Dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát đa ối, vì vậy các mẹ nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm:

  • Bổ sung đủ 4 nhóm chất bao gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít nước như táo, lê, chuối, đu đủ để hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế tích tụ nước ối.
  • Hạn chế thực phẩm quá mặn hoặc chứa nhiều nước để tránh tình trạng giữ nước.
  • Uống nước vừa đủ, khoảng 1,5 – 2 lít/ngày, không nên uống quá nhiều.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp với mức độ đa ối.

4. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Đa ối có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau lưng,... Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc nặng, vận động quá sức để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, cũng cần duy trì tinh thần lạc quan, thư giãn, không bị stress ảnh hưởng đến nội tiết tố.

Nghỉ ngơi hợp lý là điều cần nên làm khi bị đa ối

Nghỉ ngơi hợp lý là điều cần nên làm khi bị đa ối

Kết luận

Thắc mắc “Đa ối có nên mổ sớm không” của mẹ bầu đã được giải đáp. Tình trạng sinh thường hay sinh mổ cần căn cứ dựa trên tư vấn của bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm. Nếu bạn đang mang thai, muốn được chăm sóc thai kỳ một cách toàn diện, hãy đến ngay Trung tâm Y học Bào thai – Bệnh viện Đại học Phenikaa. Đến đây, bạn sẽ được thăm khám bằng hệ thống siêu âm hiện đại, tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành về sản – nhi và y học bào thai. Đồng thời còn được cá nhân hóa phác đồ sinh nở an toàn, phù hợp với từng tình trạng thai kỳ. Đặt lịch tư vấn qua hotline: 1900 886648 miễn phí ngay hôm nay.

calendarNgày cập nhật: 16/07/2025

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

1. Is polyhydramnios (excess of amniotic fluid) an indication for cesarean section (CS)? https://www.droracle.ai/articles/81079/is-polyhydramnious-indication-foe-cs

2. Delivery outcomes of term pregnancy complicated by idiopathic polyhydramnios, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28643663/

3. Mode of delivery among women admitted with polyhydramnios, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28019126/

right

Chủ đề :