iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Bào Thai

icon

Đa Ối Tuần 38 Có Nguy Hiểm Không? Bác Sĩ Chuyên Khoa Giải Đáp

Đa Ối Tuần 38 Có Nguy Hiểm Không? Bác Sĩ Chuyên Khoa Giải Đáp

Đa Ối Tuần 38 Có Nguy Hiểm Không? Bác Sĩ Chuyên Khoa Giải Đáp
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Đa ối tuần 38 khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng? Đa ối tuần 38 có nguy hiểm không, làm thế nào để khắc phục? Bạn hãy theo dõi ngay nội dung bài viết của Bệnh viện Đại học Phenikaa (PhenikaaMec) để biết cách xử trí tốt nhất trong trường hợp này nhé.

Đa ối tuần 38 là gì?

Đa ối là tình trạng nước ối trong tử cung vượt quá mức bình thường. Thông thường, lượng nước ối dao động 250-600ml từ tuần 16-32. Sau đó, lượng nước ối tiếp tục tăng và đạt khoảng 800ml vào tuần thai thứ 34. Đến tuần 36, mức nước ối có thể lên đến khoảng 1000ml được xem là cao nhất trong thai kỳ. Nếu thể tích vượt quá 2000ml, được xem là đa ối và cần theo dõi kỹ lưỡng.

Đa ối là tình trạng nước ối nhiều hơn mức bình thường

Đa ối là tình trạng nước ối nhiều hơn mức bình thường

Nguyên nhân gây đa ối tuần 38

Thai 38 tuần đa ối có thể do một số nguyên nhân sau:

1. Tiểu đường thai kỳ

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, đường huyết cao sẽ làm tăng thẩm thấu máu, khiến thai nhi tiểu nhiều hơn, dẫn đến tích tụ nước ối. Ngoài ra, đường huyết cao còn khiến thai to, tăng nguy cơ ngôi thai bất thường.

2. Dị tật thai nhi

Một số dị tật bẩm sinh như hẹp hoặc tắc thực quản, dị tật hệ thần kinh trung ương hoặc bất thường ở hệ niệu của thai nhi có thể khiến bé không nuốt được nước ối. Hậu quả là nước ối tích tụ ngày càng nhiều.

3. Song thai hoặc đa thai

Mang đa thai làm tăng sản xuất nước ối do có nhiều bánh nhau hoạt động cùng lúc. Ngoài ra, một số hội chứng như truyền máu song thai cũng có thể làm một thai có quá nhiều nước ối.

4. Nhiễm trùng trong thai kỳ

Một số loại nhiễm trùng như nhiễm CMV, toxoplasma hoặc giang mai bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến chức năng của thai nhi, gây rối loạn điều hòa nước ối.

5. Nguyên nhân không rõ ràng

Trong nhiều trường hợp (chiếm khoảng 60%), dù đã kiểm tra kỹ lưỡng, không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Những mẹ bầu này vẫn có thể mang thai an toàn nếu được theo dõi sát.

Bị đa ối ở tuần thứ 38 có thể do tiểu đường thai kỳ hoặc sự phát triển bất thường của thai nhi

Bị đa ối ở tuần thứ 38 có thể do tiểu đường thai kỳ hoặc sự phát triển bất thường của thai nhi

Phương pháp chẩn đoán đa ối tuần 38

1. Dấu hiệu đa ối tuần 38

Ở tuần thai thứ 38, bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị đa ối nếu có một số triệu chứng lâm sàng dưới đây:

  • Bụng căng to bất thường, cảm giác nặng nề, tức bụng nhiều hơn so với tuổi thai.
  • Khó thở, thở nông do tử cung mở rộng gây chèn ép cơ hoành.
  • Cảm giác đầy bụng, ăn nhanh no, khó tiêu.
  • Đau tức vùng hạ sườn, đau lưng, mỏi chân do tăng áp lực ổ bụng.
  • Phù chân hoặc giãn tĩnh mạch do tử cung lớn chèn ép mạch máu.

Bụng to bất thường nhưng cân nặng không tăng có thể cảnh báo hiện tượng đa ối thai kỳ

Bụng to bất thường nhưng cân nặng không tăng có thể cảnh báo hiện tượng đa ối thai kỳ

2. Chẩn đoán xác định qua siêu âm

Siêu âm là phương pháp chính xác để chẩn đoán đa ối. Hai chỉ số được sử dụng phổ biến là: Chỉ số AFI (Amniotic Fluid Index – Chỉ số nước ối) được bác sĩ đo chiều sâu của các khoang ối trong 4 góc tử cung ≥ 25 cm.

Ngoài ra, khi siêu âm bác sĩ cũng tiến hành đo chỉ số MVP (viết đầy đủ là Maximum Vertical Pocket) là góc ối lớn nhất không có dây rốn hoặc thai. Khi MVP ≥ 8 cm được chẩn đoán đa ối.

Thông qua kỹ thuật siêu âm, bác sĩ cũng sẽ xác định ngôi thai, bất thường cấu trúc thai nhi, Doppler động mạch rốn và các chỉ số phát triển thai để đánh giá nguy cơ suy thai nếu có.

Tìm hiểu thêm:

Bà bầu bị đa ối tuần 38 có nguy hiểm không?

Bạn đang thắc mắc liệu đa ối ở tuần 38 có nguy hiểm không? Nếu đa ối nhẹ bạn không cần quá lo lắng. Trường hợp này thường không nghiêm trọng, nhất là khi các lần khám thai gần đây đều cho thấy sự phát triển ổn định của thai nhi và không có dấu hiệu bất thường nào.

Khi lượng nước ối tăng cao quá mức có thể làm tăng các nguy cơ:

  • Vỡ ối sớm trước khi chuyển dạ.
  • Ngôi thai bất thường do thai nhi dễ xoay trở trong môi trường nước ối nhiều.
  • Nguy cơ sa dây rốn.
  • Rau bong non có thể gây nguy hiểm đến thai nhi.
  • Đờ tử cung là tình trạng tử cung không co hồi tốt sau sinh.
  • Băng huyết sau sinh do tử cung co bóp kém.

Vì vậy, bạn cần được theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các bất thường để có phương án phù hợp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Đa ối nặng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ nguy hiểm cho mẹ và bé

Đa ối nặng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ nguy hiểm cho mẹ và bé

Mẹ bầu bị đa ối ở tuần 38 nên làm gì?

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, việc theo dõi sức khỏe chủ động rất quan trọng. Mẹ nên chú ý:

1. Thường xuyên theo dõi cử động thai

Bạn hãy lựa chọn 2–3 khung giờ cố định để theo dõi cử động thai hàng ngày. Trong khung thời gian này, mẹ nên cảm nhận ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ. Nếu thấy số lần cử động giảm đáng kể, thay đổi bất thường (quá yếu hoặc quá mạnh và kéo dài), hoặc không còn cảm nhận được thai máy, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

2. Siêu âm theo dõi chỉ số nước ối

Ở thời điểm tuần 38, việc siêu âm để đánh giá lượng nước ối, vị trí nhau thai và sự phát triển của thai nhi vẫn rất cần thiết. Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm mỗi tuần hoặc nhiều hơn nếu có dấu hiệu bất thường. Điều này giúp phát hiện sớm tình trạng đa ối trở nặng, ngôi thai không ổn định hoặc thai chậm phát triển trong tử cung.

3. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý

Mẹ bầu nên duy trì khẩu phần ăn giàu dưỡng chất, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày và tử cung. Bạn nên tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas hoặc thức ăn nhanh vì có thể gây đầy hơi, khó chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động gắng sức và không nên đứng lâu hoặc mang vác nặng nhằm giảm nguy cơ co bóp tử cung bất thường hoặc vỡ ối sớm.

Kết luận

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng đa ối tuần 38 có nguy hiểm không, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được chế độ chăm sóc phù hợp trong giai đoạn cuối thai kỳ. Việc theo dõi sát sao là yếu tố then chốt giúp mẹ bầu có hành trình vượt cạn an toàn.

Bạn hãy đến ngay Trung tâm Y học Bào thai – Bệnh viện Đại học Phenikaa (PhenikaaMec) để được đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, theo dõi lượng nước ối, cử động thai, chỉ số tim thai và xây dựng kế hoạch sinh phù hợp nhất. Chúng tôi luôn đồng hành cùng mẹ và bé từ những bước đầu của thai kỳ cho đến khoảnh khắc chào đời trọn vẹn. Liên hệ ngay hotline: 1900 886648 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất!

calendarNgày cập nhật: 15/07/2025

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

1. Polyhydramnios during pregnancy, https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/polyhydramnios/symptoms-causes/syc-20368493#dialogId50977428

2. Polyhydramnios, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK562140/

3. Polyhydramnios, https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17852-polyhydramnios


right

Chủ đề :