iconicon

Bệnh Học

icon

Bệnh Tiêu Hóa - Gan Mật

icon

Khó tiêu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng tránh

Khó tiêu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng tránh

Khó tiêu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng tránh
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile

Khó tiêu là một vấn đề tiêu hóa phổ biến gây cảm giác khó chịu và đầy bụng. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Hiểu rõ nguyên nhân và phương pháp điều trị là bước quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Cùng tìm hiểu về tình trạng này qua những chia sẻ dưới đây.

Khó tiêu là gì?

Khó tiêu là tình trạng rối loạn tiêu hóa, biểu hiện bằng cảm giác đau và khó chịu ở vùng thượng vị (trên rốn, dưới xương ức). Đây có thể là kết quả của thói quen ăn uống không lành mạnh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể là dấu hiệu của các bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng như trào ngược dạ dày thực quản, sỏi mật hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. 

Khó tiêu là tình trạng rối loạn ở hệ tiêu hóa

Khó tiêu là tình trạng rối loạn ở hệ tiêu hóa

Triệu chứng của chứng khó tiêu 

Khi mắc phải triệu chứng này, cơ thể sẽ có cảm giác i khó chịu. Phổ biến nhất là cảm giác căng tức bụng kèm theo cơn đau âm ỉ, kèm theo:

  • Đau ở vùng thượng vị.
  • Nóng rát vùng thượng vị do axit dạ dày và enzyme tiết ra.
  • Cảm thấy căng tức, chướng bụng.
  • Dễ no hoặc chán ăn.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn cơ thể có thể xuất hiện một vài triệu chứng khác như:

  • Ợ nóng và ợ chua.
  • Nôn trớ.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Trào ngược axit dạ dày.

Thông thường, chứng khó tiêu này kéo dài từ vài phút đến vài giờ sau khi ăn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng sức khỏe, triệu chứng có thể sẽ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Người bị khó tiêu thường thấy căng tức và đau âm ỉ bụng

Người bị khó tiêu thường thấy căng tức và đau âm ỉ bụng

Nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu

Những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khó tiêu thường là do thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc bệnh lý cần dùng thuốc, cụ thể:

Thói quen sinh hoạt

Khó tiêu thường xuất phát từ các thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ, làm thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày thay vì di chuyển xuống ruột non. Một số thói quen gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa bao gồm: 

  • Ăn quá no hoặc quá nhanh, không nhai kỹ, dẫn đến việc dạ dày bị căng và tiết ra nhiều axit hơn bình thường. 
  • Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo, gây hại cho dạ dày. 
  • Mất tập trung khi ăn do bị xao nhãng bởi các hoạt động khác như xem TV hoặc trả lời tin nhắn. 
  • Uống nhiều rượu trong bữa ăn mà không ăn thêm thực phẩm. 
  • Hút thuốc lá.

Ăn uống thất thường, tiêu thụ các thực phẩm giàu axit có thể gây ra khó tiêu

Ăn uống thất thường, tiêu thụ các thực phẩm giàu axit có thể gây ra khó tiêu

Do bệnh lý

Tình trạng khó tiêu xảy ra do các bệnh lý trên cơ thể là rất phổ biến, cụ thể như:

  • Loét dạ dày tá tràng: Khi dạ dày bị tổn thương, hoạt động của hệ tiêu hóa bị giảm sút, dẫn đến thức ăn bị đọng lâu trong dạ dày, gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
  • Ung thư dạ dày: Khối u trong dạ dày làm thu hẹp diện tích chứa đựng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn tiêu hóa chậm và gây căng chướng bụng.
  • Liệt dạ dày: Đây là tình trạng các cơ co thắt của dạ dày không hoạt động, khiến thức ăn không thể di chuyển xuống ruột non.
  • Viêm dạ dày: Khi dạ dày bị viêm, chức năng tiêu hóa giảm, làm cho thức ăn bị đọng lâu trong dạ dày.
  • Viêm tụy mạn tính: Tình trạng này làm giảm nồng độ enzyme tiêu hóa do tuyến tụy tiết ra, làm cho chất béo không được tiêu hóa hiệu quả, dẫn đến thời gian tiêu hóa kéo dài và gây khó tiêu.
  • Bệnh tuyến giáp: Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm giảm chức năng tiêu hóa và dẫn đến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày.
  • Thai kỳ: Trong thời gian mang thai, mức progesterone tăng lên làm giãn mô cơ trơn khiến dạ dày sản sinh nhiều hơi hơn và làm chậm quá trình tiêu hóa, gây khó tiêu.

Một số bệnh lý về dạ dày có thể gây ra tình trạng khó tiêu

Một số bệnh lý về dạ dày có thể gây ra tình trạng khó tiêu

Do sử dụng thuốc

Có không ít loại thuốc khi sử dụng có thể sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, điển hình như:

  • Thuốc giảm đau không steroid (NSAID): Aspirin và ibuprofen, có thể gây kích ứng dạ dày và làm giảm khả năng tiêu hóa.
  • Thuốc giảm đau steroid: Có thể gây tác dụng phụ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
  • Thuốc kháng giáp: Một số loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp có thể gây ra triệu chứng này.
  • Một số thuốc kháng sinh: Có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến khó tiêu.
  • Hormone estrogen và thuốc tránh thai: Có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và gây cảm giác đầy bụng hoặc khó tiêu.

Đối tượng nguy cơ

Chứng khó tiêu có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng một số đối tượng dưới đây thường sẽ có nguy cơ cao hơn. Cụ thể:

  • Người uống nhiều rượu: Sử dụng rượu bia thường xuyên có thể gây kích ứng dạ dày và dẫn đến khó tiêu.
  • Người sử dụng thuốc ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày: Như các thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs), có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây ra chứng khó tiêu.
  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm dạ dày ruột.
  • Người gặp vấn đề tâm lý: Những tình trạng như lo âu, stress hoặc trầm cảm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây khó tiêu.
  • Người thừa cân hoặc béo phì: Tình trạng này có thể gây áp lực lên dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Người hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm giảm hiệu quả của hệ tiêu hóa và dẫn đến triệu chứng khó tiêu.

Biến chứng có thể gặp

Khi tình trạng kéo dài mà không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu, gầy sút, suy dinh dưỡng và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Các biến chứng cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây khó tiêu. Ví dụ bệnh loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, viêm phúc mạc.

Khó tiêu kéo dài không được điều trị dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, uể oải

Khó tiêu kéo dài không được điều trị dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, uể oải

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khai thác thông tin về tình trạng khó tiêu, các bệnh lý hiện tại, thuốc đang sử dụng và lối sống sinh hoạt để xác định hướng điều trị phù hợp. Tùy theo nguyên nhân được nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau: 

  • Nội soi dạ dày-thực quản: Để đánh giá tổn thương ở dạ dày, xác định sự hiện diện của khối u hoặc loét. 
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra tình trạng thiếu máu, tình trạng viêm và rối loạn chuyển hóa. 
  • Xét nghiệm phân: Để tìm máu ẩn và xác định vi sinh vật gây ra triệu chứng. 
  • Xét nghiệm hơi thở: Để xác định sự có mặt của vi khuẩn HP. 
  • Chẩn đoán hình ảnh: Sử dụng siêu âm, cắt lớp vi tính hoặc X-quang để phát hiện khối u nếu có.

Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tình trạng khó tiêu

Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tình trạng khó tiêu

Phương pháp điều trị

Đối với tình trạng đầy bụng khó tiêu do nguyên nhân sinh lý, triệu chứng thường tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên việc thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp thúc đẩy quá trình hồi phục và ổn định hệ tiêu hóa, đồng thời giảm nguy cơ tái phát. Đối với các nguyên nhân do bệnh lý, cần phải được chẩn đoán và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. 

Điều trị nội khoa 

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm khí tích tụ trong cơ thể và giải quyết tình trạng căng tức bụng. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: 

  • Thuốc nhuận tràng.
  • Thuốc làm mềm phân.
  • Thuốc giảm cảm giác đầy hơi.
  • Thực phẩm bổ sung chất xơ.

Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp với hoạt động thể chất nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ và giãn cơ. 

Sử dụng một số loại thuốc giúp hỗ trợ, thuyên giảm tình trạng khó tiêu

Sử dụng một số loại thuốc giúp hỗ trợ, thuyên giảm tình trạng khó tiêu

Cách điều trị tại nhà 

Đối với tình trạng đầy bụng khó tiêu do nguyên nhân sinh lý, các phương pháp sau có thể giúp giảm triệu chứng và bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà: 

  • Chườm ấm bụng: Sử dụng khăn ấm chườm nhẹ lên vùng bụng trên rốn và kết hợp với mát-xa nhẹ nhàng để giảm cảm giác căng tức và đau bụng. 
  • Kê gối cao: Nằm kê gối cao nửa người giúp cổ họng được nâng cao, giảm tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. 
  • Vận động nhẹ nhàng: Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp giảm khí tích tụ trong hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng đầy bụng. 
  • Các phương pháp tại nhà có thể được kết hợp với điều trị nội khoa để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát.

Một số biện pháp phòng tránh 

Đối với tình trạng đầy bụng khó tiêu do nguyên nhân sinh lý, các phương pháp sau có thể giúp giảm triệu chứng và bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà:

  • Chườm ấm bụng: Sử dụng khăn ấm chườm nhẹ lên vùng bụng trên rốn và kết hợp với mát-xa nhẹ nhàng để giảm cảm giác căng tức và đau bụng.
  • Kê gối cao: Nằm kê gối cao nửa người giúp cổ họng được nâng cao, giảm tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Vận động nhẹ nhàng: Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp giảm khí tích tụ trong hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng đầy bụng.
  • Các phương pháp tại nhà có thể được kết hợp với điều trị nội khoa để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát.

Ăn uống hợp lý kết hợp rèn luyện thể dục giúp phòng ngừa khó tiêu hiệu quả

Ăn uống hợp lý kết hợp rèn luyện thể dục giúp phòng ngừa khó tiêu hiệu quả

Các câu hỏi thường gặp 

Đầy bụng khó tiêu có điều trị dứt điểm được không? 

Chứng khó tiêu có thể điều trị hiệu quả nếu xác định đúng nguyên nhân và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp. Với nguyên nhân sinh lý, triệu chứng thường có thể giảm hoặc biến mất sau khi thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu do bệnh lý, cần điều trị chuyên sâu và theo dõi liên tục để kiểm soát tình trạng.

Bị khó tiêu nên kiêng ăn gì?

Để giảm triệu chứng này bạn nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm và đồ uống sau: 

  • Thực phẩm cay và nóng 
  • Thực phẩm chiên, xào, 
  • Đồ uống có cồn, cà phê và đồ uống có chứa caffeine, nước có ga, 
  • Thực phẩm nhiều đường.

Hãy cân nhắc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để giúp cải thiện tình trạng đầy bụng và khó tiêu.

Bị khó tiêu nên ăn gì? 

Để hỗ trợ giảm tình trạng khó tiêu này bạn nên ưu tiên các thực phẩm sau: Thực phẩm dễ tiêu hóa, trái cây ít chất xơ, rau nấu chín, thực phẩm chứa probiotic, nước, thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, trà thảo mộc... Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể giúp cải thiện tình trạng và duy trì sức khỏe tiêu hóa tốt.

Kết luận

Khi đối mặt với tình trạng khó tiêu, việc tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng. Tại Bệnh viện Đại học Phenikaa, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả. Đừng để triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy liên hệ với bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời.

calendarNgày cập nhật: 25/12/2024

Chia sẻ

FacebookZaloShare
arrowarrow

Nguồn tham khảo

  • Indigestion (Dyspepsia) https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/7316-indigestion-dyspepsia
  • Why Do I Have Indigestion? https://www.healthline.com/health/indigestion

Healthline.com: https://www.healthline.com/health/indigestion

  • Rome IV—Functional GI Disorders: Disorders of Gut-Brain Interaction

https://www.gastrojournal.org/article/S0016-5085(16)30048-8/fulltext

  • ACG and CAG Clinical Guideline: Management of Dyspepsia

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28631728/

right

Chủ đề :