iconicon

Hỏi Đáp

icon

Hỏi Đáp Về Bào Thai

icon

Đa ối tuần 39 có nguy hiểm không?

Đa ối tuần 39 có nguy hiểm không?

banner
menu-mobile

Nội dung chính

menu-mobile
questionKhách hàng: Hoàng Minh Thư, 25 tuổi, Quảng Ninh
calendarĐã hỏi: 14/07/2025
Chào bác sĩ! Tôi đang mang thai tuần thứ 39 và gần đây siêu âm cho thấy có dấu hiệu đa ối. Tôi rất lo lắng không biết đa ối tuần 39 có nguy hiểm không và liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay quá trình sinh nở? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi!
calendarĐã trả lời: 15/07/2025

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về chuyên mục Hỏi – Đáp của Bệnh viện Đại học Phenikaa (PhenikaaMec).

Đa ối tuần 39 của thai kỳ là tình trạng không hiếm gặp và mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào nguyên nhân, chỉ số nước ối cũng như sự phát triển của thai nhi. Nếu không được theo dõi kỹ lưỡng, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, sa dây rốn hoặc khó sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ ở mức nhẹ, bé phát triển bình thường, mẹ có thể yên tâm theo dõi sát sao dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Sản khoa.

Đa ối tuần 39 là gì?

Đa ối ở tuần 39 là tình trạng lượng nước ối trong buồng ối vượt quá ngưỡng bình thường khi thai kỳ đã gần đến ngày sinh. Thông thường, vào thời điểm này, thể tích nước ối dao động từ 600-800ml. Nếu lượng nước ối đo được vượt quá 2000ml hoặc chỉ số nước ối (AFI) từ 25cm trở lên, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán là bị đa ối. Mẹ bầu cần được theo dõi sát sao, siêu âm định kỳ và chủ động lên kế hoạch sinh phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Đa ối là tình trạng chỉ số nước ối vượt ngưỡng 25cm hoặc thể tích nước lớn hơn 1500ml

Đa ối là tình trạng chỉ số nước ối vượt ngưỡng 25cm hoặc thể tích nước lớn hơn 1500ml

Nguyên nhân gây đa ối ở tuần 39

Khi mang thai đến tuần 39 mà bị đa ối có thể do các nguyên nhân sau:

1. Tiểu đường thai kỳ - Nguyên nhân hàng đầu

Khi mẹ bầu có đường huyết cao, thai nhi sẽ bài tiết nước tiểu nhiều hơn, làm tăng thể tích nước ối. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.

2. Dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như: Dị tật ống tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng, khiến thai không nuốt được nước ối cũng là nguyên nhân dẫn đến đa ối.

3. Trường hợp không rõ nguyên nhân

Trong khoảng 60% các trường hợp không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Tuy chưa xác định được lý do cụ thể, nhưng tình trạng này vẫn cần được theo dõi chặt chẽ vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và bé trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Phương pháp chẩn đoán đa ối tuần 39

Việc đánh giá lượng nước ối vào giai đoạn cuối thai kỳ, đặc biệt ở tuần 39 rất quan trọng để phát hiện sớm các bất thường và xử trí kịp thời. Chẩn đoán đa ối thường dựa trên hai nhóm yếu tố chính: Dấu hiệu lâm sàng và kết quả siêu âm.

1. Nhận biết qua triệu chứng lâm sàng

Trong quá trình khám thai, bác sĩ có thể nghi ngờ mẹ bầu bị đa ối nếu có các triệu chứng:

  • Chiều cao tử cung lớn hơn so với tuổi thai.
  • Bụng căng nhanh, khó xác định cực thai khi khám ngoài.
  • Mẹ cảm thấy bụng tức nặng, khó thở, ăn nhanh no, có thể kèm theo phù chân.
  • Thai nhi có cảm giác di chuyển quá nhiều hoặc xoay chuyển liên tục – do có nhiều nước ối nên thai khó cố định ngôi.

Những biểu hiện này là cơ sở để bác sĩ chỉ định siêu âm kiểm tra lượng nước ối.

2. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm

Siêu âm là phương pháp chính xác và phổ biến nhất để chẩn đoán đa ối, dựa trên hai chỉ số sau:

  • AFI – Amniotic Fluid Index (Chỉ số ối): Bác sĩ thực hiện đo tổng chiều sâu của 4 khoang ối lớn nhất ở 4 góc tử cung. Chẩn đoán đa ối khi AFI ≥ 25 cm.
  • MVP – Maximum Vertical Pocket (Túi ối lớn nhất theo chiều dọc): Đây là khoảng trống nước ối lớn nhất không chứa dây rốn hoặc thai. Chẩn đoán đa ối khi MVP ≥ 8 cm.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra thêm các yếu tố khác qua siêu âm như:

  • Ngôi thai (đầu, mông hay ngang) có ổn định không.
  • Tim thai và doppler mạch máu rốn để đánh giá sức khỏe thai nhi.
  • Việc siêu âm khảo sát để phát hiện dị tật bẩm sinh gây tăng nước ối ở giai đoạn này tương đối khó khăn.

Khi có nghi ngờ bị đa ối, mẹ bầu nên được theo dõi sát sao tại cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong giai đoạn chuyển dạ sắp tới.

Đa ối tuần 39 có nguy hiểm không?

Mẹ bầu mang thai 39 đa ối cần được theo dõi sát sao vì có thể gây:

1. Sa dây rốn

Khi ối vỡ đột ngột, dây rốn có thể bị trôi ra ngoài âm đạo trước thai nhi, cản trở dòng máu và oxy từ mẹ đến thai, dẫn đến suy thai cấp, đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.

2. Ngôi thai bất thường

Vì không gian trong tử cung rộng, thai dễ xoay trở, ngôi thai không cố định. Điều này làm tăng nguy cơ ngôi mông, ngôi ngang, khiến việc sinh thường khó khăn hoặc không thực hiện được.

3. Chuyển dạ khó tiên lượng

Đa ối có thể làm co bóp tử cung không hiệu quả, kéo dài chuyển dạ, hoặc làm đờ tử cung sau sinh, dẫn đến băng huyết sau sinh.

4. Vỡ ối sớm

Áp lực từ nước ối lớn có thể khiến màng ối căng và rách trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Đa ối có thể nguy hiểm nếu kèm theo các triệu chứng bất thường

Đa ối có thể nguy hiểm nếu kèm theo các triệu chứng bất thường

Tham khảo thêm:

Bị đa ối ở tuần 39 có sinh thường được không?

Mẹ bầu bị đa ối vẫn có thể sinh thường, nhưng điều này còn phụ thuộc vào mức độ đa ối và tình trạng của mẹ và thai nhi tại thời điểm chuyển dạ. Nếu lượng nước ối chỉ tăng nhẹ và thai nhi phát triển tốt, mẹ hoàn toàn có thể sinh thường. Điều kiện là ngôi thai thuận (đầu quay xuống) và không có dấu hiệu suy thai hay biến chứng khác. Tất nhiên, quá trình này cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu đa ối ở mức độ trung bình đến nặng, thai không cố định ngôi, có nguy cơ sa dây rốn, hoặc xuất hiện các dấu hiệu như vỡ ối sớm, suy thai, mẹ có tiền sản giật... thì bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn. Vì vậy, việc khám thai đúng hẹn, siêu âm theo dõi chỉ số nước ối và đánh giá toàn diện sức khỏe là rất quan trọng trong quyết định sinh thường hay sinh mổ ở tuần 39 khi bị đa ối.

Mẹ bầu bị đa ối ở tuần 39 cần làm gì?

Bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên chú ý:

1. Khám thai và siêu âm sát sao theo chỉ định của bác sĩ

Ở tuần 39, mẹ cần được siêu âm kiểm tra chỉ số nước ối (AFI hoặc MVP), theo dõi ngôi thai, tim thai và bánh nhau. Nếu lượng nước ối tăng nhanh hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ có hướng xử trí kịp thời như theo dõi nội trú, kích sinh hoặc chỉ định mổ chủ động.

2. Theo dõi cử động thai mỗi ngày

Mỗi ngày, mẹ nên dành thời gian theo dõi thai máy 2–3 lần, đặc biệt sau ăn. Thai nhi khỏe mạnh sẽ có ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ. Nếu cảm thấy thai máy ít, giảm rõ rệt hoặc quá nhanh bất thường, mẹ cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra tình trạng thai.

3. Chủ động chuẩn bị kế hoạch sinh

Vì đang ở những ngày cuối thai kỳ, mẹ nên chuẩn bị đồ đi sinh, có kế hoạch sắp xếp công việc, kinh tế, bệnh viện gần nhất,… để được hỗ trợ.

4. Duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh bị đầy bụng, khó tiêu. Mẹ nên uống đủ nước, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây. Ngoài ra, mẹ cũng nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng.

Mẹ bầu bị đa ối tuần 39: Khi nào nên nhập viện ngay?

Mẹ bầu bị đa ối ở tuần 39 cần nhập viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm dưới đây, vì lúc này thai đã đủ tháng và có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.

1. Khó thở, tức ngực, bụng căng cứng bất thường

Nếu mẹ cảm thấy khó thở, nặng ngực, bụng căng tức dữ dội, đặc biệt kèm theo mệt mỏi hoặc phù nề nhiều ở mặt, chân, tay thì cần đi viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu đa ối mức độ nặng, nước ối gây chèn ép cơ hoành và tuần hoàn máu, tiềm ẩn nguy cơ cao cho mẹ và thai.

2. Thai máy yếu

Nếu mẹ ít cảm nhận được cử động thai, thai máy yếu hẳn đi, đây là dấu hiệu có thể cảnh báo suy thai. Cần được nhập viện để siêu âm, theo dõi tim thai và chỉ số nước ối càng sớm càng tốt.

3. Ra nước âm đạo – nghi ngờ vỡ ối sớm hoặc rỉ ối

Đa ối làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm. Nếu mẹ thấy nước chảy ra âm đạo, dù ít hay nhiều, trong hoặc có mùi bất thường, hãy nhập viện ngay để kiểm tra. Vỡ ối ở tuần 39 kèm ngôi thai chưa cố định có thể gây sa dây rốn, đe dọa tính mạng thai nhi nếu không xử trí kịp thời.

4. Đau bụng dữ dội, co thắt tử cung bất thường

Nếu mẹ có những cơn đau bụng dưới liên tục, co bóp tử cung không đều hoặc đau hơn các cơn gò sinh lý thông thường, đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ hoặc biến chứng. Cần đến bệnh viện để theo dõi tiến triển của cơn chuyển dạ và đánh giá ngôi thai.

5. Có biểu hiện tiền sản giật

Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, phù mặt, tay, đau vùng thượng vị... là các dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu kèm theo đa ối, nguy cơ tiến triển nặng và ảnh hưởng đến tính mạng mẹ – bé càng cao. Nhập viện ngay để được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, đánh giá nguy cơ.

6. Kết quả siêu âm, đo tim thai bất thường

Nếu trong các lần khám gần đây, bác sĩ ghi nhận chỉ số nước ối tăng nhanh, tim thai dao động bất thường, thai không ổn định ngôi, hoặc có nghi ngờ thai suy, mẹ nên nhập viện để theo dõi liên tục bằng monitor sản khoa.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp đa ối tuần 39 có nguy hiểm không. Hy vọng những chia sẻ về đa ối ở tuần 39 sẽ giúp các mẹ bầu. Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, vì vậy mẹ bầu cần theo dõi chặt chẽ và khám thai định kỳ đầy đủ. Nếu bạn đang trong những tuần cuối thai kỳ và lo lắng về tình trạng đa ối hoặc cần được theo dõi thai nhi sát sao, đừng chần chừ! Hãy đến ngay Trung tâm Y học Bào thai – Bệnh viện Đại học Phenikaa (PhenikaaMec) để được các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm thăm khám, tư vấn chuyên sâu và xây dựng kế hoạch sinh an toàn, khoa học cho cả mẹ và bé. Liên hệ ngay hotline: 1900 886648 để được tư vấn hỗ trợ nhé!

Mẹ Minh Thư đừng quá lo lắng và chuẩn bị sẵn sàng để chào đón bé yêu nhé!

calendar

15/07/2025

right

Chủ đề :

Đặt câu hỏi với chuyên gia

Họ và tên *
Tuổi *
Số điện thoại *
Email *
Chọn chuyên khoa *
Câu hỏi *
Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời và tận tâm nhất.